Chê Su-57, chuyên gia Nga đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Chê Su-57, chuyên gia Nga đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6
TPO - Vladimir Gutnev, ủy viên Ủy ban chuyên gia ngành công nghiệp hàng không Duma quốc gia Nga, cho rằng không nên sản xuất đại trà Su-57 mà cần phát triển tiêm kích thế hệ thứ sáu nhằm đáp ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.

Gutnbev nói với báo giới rằng, Su-57 đã lạc hậu so với thời đại, song vẫn có tiềm năng xuất khẩu bởi nhiều quốc gia mong muốn có được tiêm kích này.

Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết Su-57 có nhiều ưu điểm đã thể hiện ở chiến trường Syria cả về hiệu suất bay lẫn khả năng tác chiến. Song tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 mới là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới bởi tính năng được nâng cấp và có chi phí rẻ hơn.

Chuyên gia Gutnbev cho rằng, không quân Nga chỉ cần trang bị Su-35 là có khả năng tác chiến vượt trội so với F-15 và F-16 của Mỹ, thậm chí một số tính năng cũng không thua kém F-35 và F-22.

Theo các chuyên gia, hiện nay Bộ Quốc phòng Nga đang giảm bớt sự quan tâm đối với tiêm kích Su-57 là bởi xét về tính năng Su-35 không thua kém Su-57, ngoài ra giá của một chiếc Su-57 là 3,16 tỷ Rúp, gấp gần 3 lần so với Su-35.

Cựu giáo viên huấn luyện bay của Nga Andrei Krasnopirov nói rằng quân đội gia tăng mối quan tâm tới Su-35 là hợp lý. Bởi vì quan trọng hơn cả đây là một chiến đấu cơ đa năng, vừa có thể ném bom vừa có thể hộ tống. Chỉ có một điểm yếu là thiếu tính năng tàng hình.

“Su-57 là một món đồ chơi đắt tiền, tính năng gần như tương tự với Su-35. Để duy trì khả năng phòng thủ của Nga ở mức cần thiết, cần phải mua những máy bay như vậy – đó là Su-35”, Krasnopirov nói.

Theo Tân hoa xã
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.