> Vụ ông Chấn: Có nhục hình hay không phải điều tra
> Đề nghị giám sát vụ án oan Bắc Giang
> 6 điều tra viên cùng phủ nhận đánh đập, ép cung ông Chấn
> Ai sẽ bồi thường cho người thụ án oan?
Cụ thể, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết hiện nay đã chỉ đạo rà soát lại tất cả các bản án hình sự có kiến nghị, có đơn kêu oan, có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có ý kiến của các đoàn thể, của báo chí, của các ĐBQH… từ kiểm tra, rà soát các bản án (đặc biệt là án tử hình), nếu có vi phạm pháp luật thì phải thực hiện quyền kháng nghị của Chánh án TANDTC, hoặc có tình tiết tái thẩm thì sẽ phối hợp với Viện trưởng VKSNDTC để qiải quyết vụ án đúng đắn.
Trước đó, chưa thỏa mãn với trả lời của Chánh án TANDTC về vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ĐB Lê Thị Nga đã thẳng thắn nêu lên 4 nội dung rất quan trọng về vụ án:
Không để Công an Bắc Giang điều tra lại vụ án
Theo quyết định của Hội đồng tái thẩm, vụ án ông Chấn được giao Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang để điều tra lại theo luật tố tụng. Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an không để Công an tỉnh Bắc Giang điều tra, mà để cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc điều tra, VKSNDTC trực tiếp chuyển sang điều tra .
Thứ nhất, đối với Bộ trưởng Bộ Công an: Hiện nay theo quyết định của Hội đồng tái thẩm TANDTC, hồ sơ được giao lại cho Cơ quan điều tra Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang để điều tra lại theo quy định của luật tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an không để cho Công an tỉnh Bắc Giang điều tra nữa, mà căn cứ vào khoản 4 điều 110 Bộ Luật tố tụng hình sự, chỉ đạo Cơ quan điều tra Bộ Công an rút lên để trực tiếp điều tra; VKSNDTC trực tiếp kiểm sát điều tra.
Thứ hai, trong quá trình điều tra lại thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải hoàn toàn dựa trên những bằng chứng, sự thật khách quan. Nếu không đủ căn cứ chứng minh ông Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay cho ông Chấn. Không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung. Tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội: Nếu không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn.
Thứ ba, Cơ quan điều tra, VKSNDTC khẩn trương xác minh, làm rõ những thông tin về việc ông Chấn bị bức cung, nhục hình, và những hành vi có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp.
Thứ tư, đề nghị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC theo thẩm quyền chỉ đạo rà soát lại tất cả các vụ hình sự kêu oan, đặc biệt cần xem xét khẩn trương các án tử hình, tránh tình trạng khi phát hiện ra oan thì đã bị thi hành án. Liên quan đến vụ án trở về sau 10 năm tù này, cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Lý Nguyễn Chung (SN 1988, ở xã Nhượng Bạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) về tội Giết người và tội Cướp tài sản. Đồng thời, cơ quan này cũng ra quyết định bắt khẩn cấp đối với Lý Văn Chúc (là bố đẻ của Lý Nguyễn Chung) để điều tra tội "Đe dọa giết người".
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết đã nhận được văn bản của ĐB Nga và có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời.
Diễn biến vụ Nguyễn Thanh Chấn
Ngày 4/11, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 01/QĐKNTT-VKSTC kháng nghị tái thẩm bản án đối với Nguyễn Thanh Chấn; cùng ngày, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể đã ký Quyết định số 04/QĐTĐC-THA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.
Ngày 5/11, Văn phòng Chủ tịch nước đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định pháp luật, “khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho người bị oan”.
Ngày 5/11, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho rằng: “Nếu Tòa án kết luận phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn bị kết tội oan, thì phải kịp thời minh oan, khôi phục đầy đủ quyền lợi hợp pháp, bồi thường Nhà nước cho người bị kết tội oan; điều tra, xử lý nghiêm người phạm tội; đồng thời, phải điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến oan, sai, xác định trách nhiệm, xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn theo quy định của pháp luật”.
Ngày 6/11, tại TAND tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao gồm 15 thẩm phán đã xét xử tái thẩm vụ án mạng gây chấn động dư luận tại Bắc Giang hồi năm 2003 liên quan đến ông Nguyễn Thanh Chấn.
Theo đó, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã chấp nhận kháng nghị từ Viện KSND tối cao và đã quyết định: Huỷ bản án phúc thẩm, sơ thẩm để điều tra lại từ đầu.