Tokyo Olympiad (1966)
Một trong những bộ phim vĩ đại nhất từng được làm ra về chủ đề thể thao, Tokyo Olympiad của đạo diễn Kon Ichikawa là phim tài liệu mang đến quy mô khổng lồ của một kì thế vận hội nhưng vẫn được chăm chút tỉ mỉ đến từng tiểu tiết. Vị đạo diễn người Nhật đã sử dụng những công nghệ tân tiến nhất thời bấy giờ để ghi lại quá trình diễn ra Thế vận hội Tokyo 1964 với những góc quay hào hùng, choáng ngợp, khéo léo kết hợp với những cảnh làm chậm và ảnh tĩnh, đã tạo nên một chất thơ độc đáo về sự cạnh tranh khốc liệt giữa các vận động viên.
Cái hay của phim nằm ở góc nhìn đầy tính nhân văn của đạo diễn Kon Ichikawa khi tập trung khai thác khía cạnh cảm xúc hơn là các số liệu hay sự kiện. Ông đặc tả nét mặt, cử chỉ của từng vận động viên cho đến khán giả, đem đến một tinh thần sôi nổi, hào hùng với vô vàn cung bậc cảm xúc. Có thể nói từng giây phút, từng khung cảnh trong phim đều ngập tràn trong không khí Olympic.
Hình ảnh Rocky liên tục gục ngã rồi đứng dậy truyền tải một thông điệp mạnh mẽ rằng, dẫu chặng đường hoài bão của ta có gian nan đến thế nào, chỉ cần tập luyện bền bỉ và không bao giờ bỏ cuộc, một ngày nào đó ta sẽ đạt được nó.
Bên cạnh câu chuyện Thế vận hội, Kon Ichikawa còn tinh tế lồng ghép câu chuyện riêng của đất nước Nhật Bản, một đất nước tưởng như đã bị nhấn chìm bởi chiến tranh và tai ương nhưng bằng ý chí kiên cường, đã vực dậy một cách thần kì và đăng cai một trong những kì thế vận hội đáng nhớ nhất.
I, Tonya (2016)
Bộ phim giả tài liệu với lối kể hài, châm biếm của đạo diễn Craig Gillespie về cuộc đời của vận động viên đầy tai tiếng Tonya Harding, người bị cho là đã làm vấy bẩn bộ môn trượt băng nghệ thuật sau bê bối đồng lõa với chồng cũ đánh gãy chân đối thủ lớn nhất của mình để giành suất tham dự Olympic Mùa đông 1994.
Phim lần lượt đưa ta đi qua từng giai đoạn trong cuộc đời của Tonya Harding để lí giải tại sao cô lại làm như vậy. Từ hành trình gian nan đến với môn trượt băng nghệ thuật, tuổi thơ với người mẹ hà khắc cho đến những ngày tháng sống cùng người chồng vũ phu. Theo dõi phim, ta có thể hình dung ra cuộc sống khổ đau và nhiều nhân tố đã góp phần tạo nên tính cách, số phận của cô gái.
Có thể coi I, Tonya là tấm chân dung đa chiều của một vận động viên luôn bị nhìn nhận một chiều suốt hơn hai thập kỉ. Với nhiều người, Tonya Harding sẽ mãi là “đứa con ghẻ” của làng trượt băng nghệ thuật. Nhưng cũng chính Tonya Harding sẽ được nhớ mãi trong lịch sử là người hiếm hoi thực hiện được cú xoay ba vòng trên không, động tác đỉnh cao của môn trượt băng nghệ thuật và cũng là một trong những vận động viên tài năng nhất nhưng chưa một lần được chạm tay vào tấm huy chương Olympic.
Walk, Don’t Run (1966)
Ra mắt cùng năm với Tokyo Olympiad, tuy không thuộc chủ đề thể thao nhưng đây là phim luôn được nhắc tới mỗi khi có kì Thế vận hội diễn ra. Walk, Don’t Run là một câu chuyện tình cảm nhẹ nhàng, hài hước giữa hai người đàn ông và một người phụ nữ xa lạ do hoàn cảnh éo le khiến họ phải ở chung một căn phòng trong suốt thời gian công tác tại Tokyo, thời điểm Thế vận hội đang diễn ra.
Mặc dù không phải là một bộ phim quá xuất sắc nhưng Walk, Don’t Run lại đem đến góc nhìn thú vị bên ngoài chủ đề thể thao khi nói về Thế vận hội. Nhịp sống của một thành phố sẽ ra sao khi đăng cai Thế vận hội hay người ta sẽ yêu như thế nào?
Câu chuyện tình yêu với nhiều tình huống dở khóc dở cười được lồng ghép khéo léo với yếu tố văn hóa tại đất nước Mặt trời mọc đã tạo nên bầu không khí tươi vui, sảng khoái, là điểm nhấn làm cho Walk, Don’t Run được nhớ mãi tới ngày hôm nay và trở thành một phần không thể thiếu của các kì Thế vận hội. Đặc biệt hơn nữa khi Thế vận hội năm nay đã trở lại với Tokyo, bối cảnh của phim.
Rocky (1976)
Phần đầu tiên cũng là phần nổi tiếng nhất trong loạt phim về tay đấm huyền thoại, kể về anh chàng Robert Balboa (tên thật của Rocky) khi còn là một tay đấm phủi, tình cờ được Apollo Creed, nhà vô địch thế giới lựa chọn để so găng, đánh dấu bước ngoặt thay đổi cuộc đời đưa tên tuổi Rocky bước ra ánh sáng. Đây là phần có chiều sâu nhất trong chuỗi phim khi tập trung giới thiệu về những giá trị cốt lõi của Rocky Balboa: một anh chàng chất phác, hiền lành nhờ vào ý chí phi thường cùng sự khích lệ từ những người tin yêu, đã vượt qua muôn vàn trắc trở trong cuộc sống để theo đuổi đến cùng niềm đam mê boxing.
Tuy không liên quan trực tiếp đến Olympic nhưng từng khung hình trong Rocky đặc sệt tinh thần của Olympic là nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn. Những thước phim tập luyện của Rocky đã truyền động lực để nhiều người vững tin theo đuổi nghiệp thể thao. Không ít tay đấm coi Rocky là nguồn cảm hứng để vươn lên tầm cao mới. Hình ảnh Rocky liên tục gục ngã rồi đứng dậy truyền tải một thông điệp mạnh mẽ rằng, dẫu chặng đường hoài bão của ta có gian nan đến thế nào, chỉ cần tập luyện bền bỉ và không bao giờ bỏ cuộc, một ngày nào đó ta sẽ đạt được nó.
45 năm về trước, công sức cũng như tâm huyết của diễn viên huyền thoại Sylvester Stallone, khi ấy đang ở trên bờ vực sự nghiệp, đã được đền đáp bằng buổi công chiếu đầu tiên của Rocky tại New York. Chính Robert ‘Rocky’ Balboa cũng không ngờ rằng, mình sẽ tiếp tục chiến đấu trong 8 phần phim liên tiếp và trở thành tượng đài bất diệt của thể thao lẫn điện ảnh. Tinh thần không bao giờ bỏ cuộc của anh sẽ còn được truyền lại cho các thế hệ vận động viên mãi về sau.
Bên cạnh câu chuyện Thế vận hội, Kon Ichikawa còn tinh tế lồng ghép câu chuyện riêng của đất nước Nhật Bản, một đất nước tưởng như đã bị nhấn chìm bởi chiến tranh và tai ương nhưng bằng ý chí kiên cường, đã vực dậy một cách thần kì và đăng cai một trong những kì thế vận hội đáng nhớ nhất.