Ông Peter Holloway,giáo viên người Anh đã cho biết vậy và khẳng định: "Nhưng dù có lý do gì đi nữa, đột nhiên biến mất giữa “thanh thiên bạch nhật” không một lời xin lỗi hay giải thích là một điều không thể chấp nhận được, nhất là đối với một trường học.
Theo tôi, sự sống còn của một trường học phụ thuộc vào bộ phận học vụ. Học vụ ở SITC rất ổn. Vậy thì, SITC đổ vỡ là do có vấn đề về tài chính mà thôi.
Theo tôi, vụ việc SITC biến mất kéo theo 3 cái mất khác: Cơ quan chức năng mất uy tín vì quản lý lỏng lẻo; Giáo viên mất tiền lương; Học viên mất học phí. Nhưng cái mất lớn nhất là lại rơi vào học viên.
Đa số học viên ở SITC thuộc gia đình nghèo, họ khó có điều kiện đi học ở những trung tâm khác vì ở những nơi đó có học phí cao hơn SITC rất nhiều.
Nhân đây, tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có hình thức quản lý chặt chẽ đối với những cơ sở giáo dục có 100% vốn nước ngoài. Nên chăng, buộc họ phải ký quỹ để hạn chế tình trạng lừa đảo, ôm tiền bỏ trốn?
Anh N. T. L, giáo viên người Việt cho biết: "Về hợp đồng làm việc thì ở SITC chỉ là hình thức để đối phó với cơ quan thuế và Sở GD-ĐT TPHCM.
Khi nào ở trên có công văn xuống chuẩn bị kiểm tra thì SITC đưa hợp đồng cho chúng tôi ký với 100% điểm bất lợi thuộc về giáo viên. Còn bình thường, họ trả lương cho tôi theo thẻ bấm giờ và tờ chấm công.
Trước đây, tôi không hình dung SITC đổ vỡ nghiêm trọng như bây giờ nhưng tôi có nhận định: Về mặt tài chính, SITC có vấn đề.
Theo tính toán của chúng tôi, với mức thu học phí như SITC (rẻ hơn nhiều so với trung tâm Anh ngữ quốc tế khác) thì chắc chắn họ sẽ không lãi mà thậm chí còn lỗ.
Chẳng lẽ họ rửa tiền? Theo tôi, một trong những nguyên nhân khiến SITC đổ vỡ là do những người lãnh đạo cao cấp về tài chính ở SITC xà xẻo, phát tán tiền của quá nhiều. Thủ quỹ, kế toán các chi nhánh có quyền tiêu pha thoải mái. Tôi được biết lương của một kế toán trưởng lên đến gần 2.000 USD."
Lý Thành Tâm (Thực hiện)