Nhiều nồi gốm cổ chưa từng thấy trên con tàu chìm

Ngày 26/8, các ngư dân tìm được nhiều nồi gốm cổ trong con tàu chìm ở vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi). Đây là những vật dụng được cho là các thủy thủ dùng nấu ăn trong những chuyến hải trình từ hơn 300 năm trước.

Nhiều nồi gốm cổ chưa từng thấy trên con tàu chìm

> Người phụ nữ ngửi ...cổ vật, mê tàu đắm
> Xuống tàu chìm 700 năm dưới đáy biển

Ngày 26/8, các ngư dân tìm được nhiều nồi gốm cổ trong con tàu chìm ở vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi). Đây là những vật dụng được cho là các thủy thủ dùng nấu ăn trong những chuyến hải trình từ hơn 300 năm trước.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lần đầu tiên các ngư dân trục vớt được nhiều nồi gốm cổ ở vùng biển Châu Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Hàu, vỏ ốc và vết cháy đen bám dày xung quanh nồi gốm cổ có quai cầm. Các chuyên gia khảo cổ nhận định, nhiều khả năng nguyên nhân khiến con tàu cổ này chìm là do hỏa hoạn.
Các ngư dân cùng lúc phát hiện, trục vớt năm nồi gốm cổ có hình dáng kỳ lạ cùng các dĩa, bát.
Nhiều ngư dân có thâm niên lặn tìm cổ vật cho biết, đây là lần đầu họ thấy những nồi gốm chắc nịch trong suốt 20 năm hành nghề ở vùng biển Bình Châu. Còn Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho rằng, trên "con đường tơ lụa", các thủy thủ dùng các vật dụng gốm này để đựng hoặc nấu thức ăn, có niên đại khoảng thế kỷ 17. "Đây là lần đầu tiên, chúng tôi thấy những hiện vật gốm có quai cầm kỳ lạ thế này", TS Khôi nói.
Bên cạnh những nồi gốm cổ, các ngư dân còn lặn tìm thấy nhiều mảnh xương trắng ngà, cong hình vòng cung trông giống màu chiếc ngà voi.
Theo TS Khôi, đây là xương sườn và xương hàm của con ngựa chết khi tàu chìm ở vùng biển này. Năm 1999, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi và Công ty Visal khảo sát, khai quật tàu cổ ở vùng biển này từng phát hiện nhiều mẩu xương ngựa, trong đó có xương hàm lớn còn nhiều răng chi chít. "Nhiều khả năng các chủ tàu, thủy thủ mang theo ít nhất 2 con ngựa để khi cập bến họ có thể cưỡi lên bờ đi lại giao dịch", TS Khôi nói..
Một bát gốm cổ có nắp đậy bên trên cũng vừa được phát hiện từ con tàu chìm ở vùng biển Châu Tân.
Hoa văn hình chim phụng giữa hoa lá được chạm khắc tinh xảo trong lòng một chiếc dĩa cổ.

Theo Trí Tín
VnExpress

Theo Đăng lại