Theo số liệu thống kê của sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 chung cư cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954 cần di dời.
Công tác cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ đã được Hà Nội triển khai từ lâu, song đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn khi chỉ 1% trong tổng số 1.500 chung cư, tập thể cũ được cải tạo sau 20 năm thực hiện kế hoạch.
Toà G6A Thành Công được các cơ quan chức năng đánh giá ở mức độ D - mức độ nguy hiểm nhất cần di dời khẩn trương. Khu hành lang chung xuất hiện nhiều mảng vữa đã rơi bong tróc, nứt toác.
Mỗi khi mùa mưa bão đến người dân lại sống trong cảnh nơm nớp lo sợ do nhà dột nát.
Các mảng tường đã xuống cấp trầm trọng, những mảng vữa dày mốc meo có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào.
UBND phường Giảng Võ cũng đã treo biển thông báo: "Đề nghị người dân khẩn trường di dời khỏi đơn nguyên 3 (nguy hiểm cấp độ D với khu nhà C8 tập thể Giảng Võ) để đảm bảo an toàn tính mạng. Nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh, cho thuê, cho mượn để ở tại đây".
Người dân tại các khu tập thể này đều mong muốn sớm được di dời tới nơi khác sinh sống cho ổn định. Tuy nhiên vẫn còn 1 số hộ dân vẫn quyết bám trụ để chờ đợi chính sách hợp lý hơn.
|
Các chuồng cọp được cơi nới rất nhiều, người dân tận dụng các tấm tôn vá víu để che mưa, che nắng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nhất là mùa mưa bão sắp đến. |
Các chuồng cọp được cơi nới rất nhiều, người dân tận dụng các tấm tôn vá víu để che mưa, che nắng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nhất là mùa mưa bão sắp đến.
Các chuồng cọp được cơi nới rất nhiều, người dân tận dụng các tấm tôn vá víu để che mưa, che nắng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nhất là mùa mưa bão sắp đến.
Các mảng tường trơ trọi lớp vữa, xuống cấp trầm trọng từ lâu.
Dây điện chằng chịt tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND các quận Ba Đình, Đống Đa khẩn trương hoàn thành di dời người dân, tài sản ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (cấp nguy hiểm cao nhất) trên địa bàn trước mùa mưa bão năm nay.
UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, phân loại và lập danh mục tập thể cũ; hướng dẫn các chủ sở hữu, chủ sử dụng sửa chữa, bảo trì theo quy định và tổ chức di dời, tạm cư đối với các nhà nguy hiểm trên địa bàn do mình quản lý.