Hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2007, từ đó đến nay, mỗi khi lòng hồ Thủy điện Khe Diên tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam hạ mực nước, người dân đi đường lại xót xa trước cảnh hàng ngàn gốc cây cổ thụ nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ như “nghĩa địa rừng tự nhiên.” (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một góc khu 'nghĩa địa rừng tự nhiên' dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hàng loạt cây cổ thụ bị chặt hạ, đốt cháy chỉ còn phần gốc nằm ngổn ngang dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thủy điện “nuốt” rừng, cây cổ thụ bị đốn hạ để nhường chỗ cho hồ nước mênh mông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Cách đó không xa, một khu rừng khác rộng tới gần 70 hécta tại huyện Nam Giang cũng bị nhấn chìm bởi lòng hồ thủy điện Sông Bung 4. Tại đây, hàng ngàn cây cổ thụ cũng bị chặt hạ, một phần thân nhô lên trên mặt nước như những cột chông “khổng lồ.” (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thủy điện Sông Bung 4 chính thức tích nước từ ngày 1/8/2014, trong thời gian này đã làm ngập hơn 65ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong phạm vi lòng hồ. Hàng ngàn gốc cây cổ thụ nằm ngổn ngang dưới đáy hồ thủy điện. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một góc 'nghĩa địa cây' dưới đáy hồ thủy điện. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Để tận dụng tài nguyên rừng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã cho phép cơ quan chức năng tận thu gỗ trong lòng hồ thủy điện Sông Bung 4. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một góc khu 'nghĩa địa rừng tự nhiên' dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khu 'nghĩa địa rừng tự nhiên' dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên mùa khô cạn.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hiện trạng khu 'nghĩa địa rừng tự nhiên' dưới đáy lòng hồ thủy điện Khe Diên.
Cây chết đứng tại khu vực lòng hồ thủy điện Khe Diên.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một gốc cây cổ thụ bị đốt cháy tại khu vực lòng hồ thủy điện Khe Diên.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những gốc cây cổ thụ nằm ngổn ngang dưới đáy hồ thủy điện Khe Diên.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một cây cổ thụ vừa bị chặt hạ vẫn còn tươi. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)