Mỹ công bố 10 sĩ quan chỉ huy tác chiến Triều Tiên

TPO - Nếu chiến tranh nổ ra, 10 nhân vật có trọng lượng này của quân đội Mỹ sẽ phụ trách chỉ huy tác chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Mỹ công bố 10 sĩ quan chỉ huy tác chiến Triều Tiên

> Mỹ lại chấn động vụ nổ nhà máy, hàng trăm người bị thương
> Mỹ, Hàn âm mưu 'đánh quỵ' Triều Tiên qua lương thực
 

TPO - Nếu chiến tranh nổ ra, 10 nhân vật có trọng lượng này của quân đội Mỹ sẽ phụ trách chỉ huy tác chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Cục diện bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng, ngày 16-4, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã công bố danh sách 10 sĩ quan chỉ huy của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh nổ ra, 10 nhân vật có trọng lượng này của Mỹ sẽ phụ trách chỉ huy tác chiến trên bán đảo Triều Tiên.

1. Adm. Samuel Locklear

Thượng tướng hải quân, sĩ quan tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương là đơn vị lớn nhất trong 13 Bộ tư lệnh chiến đấu của quân đội Mỹ. Ông Adm. Samuel Locklear sinh năm 1953, tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ, là chuyên gia trong lĩnh vực chiến tranh mặt nước. Với vai trò là tướng lĩnh cao nhất của hệ thống chỉ huy khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Adm. Samuel Locklear sẽ thông báo với Lầu Năm Góc những cái ông cần, sau đó Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ sẽ phân bố cho ông. Ví dụ, bổ sung 2 tàu khu trục hải quân ở Tây Thái Bình Dương để tăng cường cho hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa của Triều Tiên.

2. Gen. James D. Thurma

Thượng tướng lục quân, Tư lệnh quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc kiêm tư lệnh Bộ tư lệnh liên quân Mỹ - Hàn Quốc, phụ trách toàn bộ lực lượng quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc và “lực lượng liên quân” Mỹ Hàn. Hay nói cách khác, ông Gen. James D. Thurma phụ trách tuyến phòng ngự đầu tiên khi Triều Tiên tấn công Hàn Quốc. Trước cuộc khủng hoảng trên bán đảo hiện nay, ông Gen. James D. Thurma đang ở trong trạng thái cảnh giác cao độ và đưa ra lời cảnh cáo cứng rắn đối với Bình Nhưỡng: “Ông ta (Kim Jong-Un) đang rắp tâm đe dọa người Hàn Quốc và cả khu vực, chúng tôi sẽ không để việc này xảy ra”. Ông Gen. James D. Thurma năm nay 59 tuổi, đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh Vùng Vịnh và chiến tranh Iraq.

3. Adm. Cecil D. Haney:

Thượng tướng hải quân, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, là sĩ quan chỉ huy hải quân cao nhất tại khu vực Thái Bình Dương. Trước mối đe dọa hạt nhân từ phía Triều Tiên, Adm. Cecil D. Haney có khá nhiều kinh nghiệm đối phó. Ông Adm. Cecil D. Haney sinh năm 1955, đã từng nhiều năm đảm nhận sĩ quan chỉ huy lực lượng tàu ngầm của Mỹ, sau đó lại đảm đương vai trò Phó tư lệnh Bộ tư lệnh chiến lược quân đội Mỹ, đây là cơ quan chuyên quản lý vũ khí hạt nhân của Mỹ. Cách đây không lâu, trong một buổi thuyết trình tại Học viện Hải quân Hàn Quốc, ông Adm. Cecil D. Haney cảnh báo cần đề phòng cuộc tấn công “đột kích” từ phía Triều Tiên.

4. Lt. Gen. Frank Wiercinski

Trung tướng lục quân, chỉ huy tất cả binh lính lục quân ở khu vực Thái Bình Dương. Vị trung tướng này có nhiều kinh nghiệm tác chiến hơn các tướng lĩnh cao cấp khác của Mỹ ở trong khu vực này. Năm 1989, Lt. Gen. Frank Wiercinski là sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn trong chiến dịch tấn công Panama; Trong chiến tranh Afghanistan, ông đảm nhận vai trò sĩ quan chỉ huy nhóm tác chiến cấp lữ đoàn; Trong chiến trường Iraq, Lt. Gen. Frank Wiercinski là Phó tư lệnh liên quân miền Bắc Iraq. Tuy nhiên, do hệ thống chỉ huy chiến tranh của quân đội Mỹ rất dày đặc, nếu xảy ra chiến tranh, Lt. Gen. Frank Wiercinski chủ yếu phụ trách vai trò chi viện hậu cần và tăng binh lực cho bán đảo Triều Tiên.

5. Gen. Herbert J

Thượng tướng không quân, Tư lệnh không quân Thái Bình Dương, nắm trong tay 45.000 lính không quân. Gen. Herbert J năm nay 56 tuổi, tốt nghiệp Học viện không quân Mỹ năm 1987, là phi công cừ khôi của quân đội Mỹ, thời gian bay lên tới trên 3.600 giờ, từng điều khiển rất nhiều loại chiến cơ. Gen. Herbert J quản lý đội máy bay oanh tạc B-1, B-2 và B-52. Tháng 3-2013, máy bay oanh tạc B-52 đã thể hiện sức mạnh ở Hàn Quốc.

6. Lt. Gen. Terry Robling

 

Trung tướng hải quân, Tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Thái Bình Dương, hiện đang chỉ đạo hoạt động mở rộng quy mô của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, bao gồm tăng thêm nhiều tiểu đoàn sang Hàn Quốc và tăng cường công tác huấn luyện cho Hàn Quốc.

7. Sam Angelella

Trung tướng không quân, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật Bản, hiện tại phụ trách hoạt động phòng thủ trên quốc đảo này. Trung tướng Sam Angelella còn có nhiệm vụ thúc đẩy Nhật Bản, Hàn Quốc cùng đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối đe dọa trực tiếp từ phía Triều Tiên. Sam Angelella nguyên là phi công lái chiến cơ F-16, từng làm tham mưu cho Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, NATO và Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.

8. Maj. Gen. Norman J. Brozenick Jr

Thiếu tướng không quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến đặc chủng Thái Bình Dương, trong thời điểm Mỹ phát triển chiến lược trở lại Thái Bình Dương, lực lượng đặc chủng ngày càng có vai trò quan trọng, hiện tại chủ yếu đóng quân tại Nhật Bản, đảo Guam và Philippines. Norman J. Brozenick nguyên là phi công lái chiến cơ, ông đã từng là trợ lý tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến đặc chủng liên quân của Mỹ.

9. Stephen L. Hoog:

Trung tướng không quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh Alaska của Mỹ, nguyên là phi công lái chiến cơ F-16 và F-22, chỉ huy 21.000 lính Mỹ tại khu vực Alaska. Nếu xảy ra chiến tranh, lực lượng này được nhanh chóng cử sang Thái Bình Dương. Trước đó Stephen L. Hoog đã từng đảm nhận Tư lệnh Đội bay số 9 của không quân Mỹ và Phó tư lệnh không quân Bộ tư lệnh trung ương Mỹ.

10. Charles Jacoby:

Thượng tướng lục quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh phương Bắc kiêm Tư lệnh Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ. Hiện tại Charles Jacoby đang theo dõi chặt chẽ tên lửa tầm xa của Triều Tiên (có thể lắp vũ khí hạt nhân) có thể tấn công Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Với vai trò là Tư lệnh Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ, Charles Jacoby luôn tỏ ra rất kín tiếng, nhưng tiếng tăm của ông trong giới quân sự Mỹ lại rất lớn. Tốt nghiệp ở Học viện quân sự Mỹ, Charles Jacoby đã từng đảm nhận vai trò Tư lệnh liên quân trên chiến trường Iraq. Từ tháng 8-2011 bắt đầu đảm nhận chức vụ hiện tại.

Huy Long
Theo Foreign Policy

Theo Dịch