Sau khi được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902, đến nay cầu Long Biên (bắc qua sông Hồng, Hà Nội) đã có tuổi thọ 119 năm. Ban đầu, ngoài phục vụ chính cho tàu hỏa, làn đường hai bên cánh gà còn cho tất cả các loại xe qua lại.
Tuy nhiên đến nay, do thời gian khai thác đã lâu, nhiều hạng mục, thiết bị "đã mỏi", bị hoen ghỉ, xuống cấp, nên ngoài làn ở giữa phục vụ tàu hỏa, làn đường hai bên cánh gà chỉ cho xe 2 bánh lưu thông.
Toàn bộ phần sắt trên cầu đã chuyển màu úa vàng, hoen ghỉ, các lớp sơn bảo vệ cũng lâu chưa được sơn lại.
Đặc biệt phần mặt cầu và hàng rào lan can đảm bảo an toàn hai bên cầu đang bị nứt, hoen ghỉ nhiều đoạn.
Thậm chí, có vị trí mặt bê tông được thảm còn bị thủng, người tham gia giao thông trên cầu có thể nhìn thấy mặt nước sông bên dưới.
Những ngày qua, đơn vị quản lý cầu là Cty CP đường sắt Hà Hải (Tổng Cty Đường sắt Việt Nam) đã cho thảm lại các đoạn bị nứt, thủng..
Sáng 7/4, PV Tiền Phong ghi nhận còn nhiều đoạn bị nứt thủng chưa được trải thảm lại, đơn vị quản lý cầu đã dùng tạm các tấm thép đậy lại để phương tiện đi qua.
Do lưu lượng phương tiện đông, liên tục chèn lên dẫn đến tấm sắt bị võng xuống, nhiều đầu đinh nhọn nhô lên khỏi mặt cầu (vòng tròn) rất nguy hiểm với người, phương tiện lưu thông. Ảnh chụp sáng 7/4 tại chiều cầu theo hướng Hà Nội - Long Biên.
Cùng với đó, hệ thống lan can, bờ rào sắt đảm bảo an toàn cho giao thông trên cầu cũng hoen ghỉ, cong vênh, gãy đứt...
Để giảm ùn tắc, va chạm, cầu Long Biên được thành phố Hà Nội tổ chức giao thông theo hướng, chỉ cho xe 2 bánh (xe máy, xe đạp) đi vào ban ngày. Tuy nhiên, sáng 7/4, có mặt tại đây, PV ghi nhận có cả xe ba bánh chở hàng cũng chạy lên cầu.
Nhóm PV Thời sự