Mại dâm bình dân (P3): Công an bắt rồi lại ...thả

Từ ngày 1-7-2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với người bán dâm có hiệu lực. Như vậy, số đối tượng bán dâm đang được quản lý, giáo dục, chữa bệnh tại cơ sở giáo dục các địa phương sẽ được trả tự do. Đây là bài toán khó đối với các cấp, ngành làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH) nói chung, tệ nạn mại dâm nói riêng.

Mại dâm bình dân (P3): Công an bắt rồi lại ...thả

> 'Tàu nhanh' thì phải nhanh
> Sập bẫy hoa tàn ở 'ngã ba sung sướng'
> Đột kích những động mại dâm xứ biển mộng mơ

Từ ngày 1-7-2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với người bán dâm có hiệu lực. Như vậy, số đối tượng bán dâm đang được quản lý, giáo dục, chữa bệnh tại cơ sở giáo dục các địa phương sẽ được trả tự do. Đây là bài toán khó đối với các cấp, ngành làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH) nói chung, tệ nạn mại dâm nói riêng.

Theo Chi cục Phòng chống TNXH TP Đà Nẵng, so với nhiều địa phương khác, nhất là các thành phố trực thuộc T.Ư, tình hình hoạt động mại dâm tại Đà Nẵng thời gian qua không có nhiều diễn biến phức tạp. Ngoài đường dây hoạt động mại dâm lớn lần đầu tiên vừa bị lực lượng CA triệt phá, tình hình tổ chức hoạt động, môi giới mại dâm những năm qua không nhiều. Công tác phòng chống mại dâm ở Đà Nẵng được triển khai tốt, các lực lượng làm công tác phòng chống mại dâm cơ bản nắm được tụ điểm, nơi hoạt động của đối tượng.

Qua thống kê, toàn thành phố hiện có 34 trường hợp người bán dâm trong diện có hồ sơ quản lý, giáo dục. Trong đó, có 9 trường hợp đang cải tạo tại cơ sở giáo dục và 25 trường hợp là người địa phương thuộc diện hoàn lương đang trong giai đoạn quản lý tại cộng đồng.

Tuy nhiên, thực tế thì những con số thống kê của ngành chức năng mới chỉ phản ánh được phần nổi của tảng băng chìm, bởi hoạt động mại dâm trá hình đang diễn biến khá phức tạp. Công tác phòng chống mại dâm trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung sẽ dự báo còn nhiều khó khăn khi đến đầu tháng 7-2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với người bán dâm có hiệu lực.

Theo ông Lê Minh Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống TNXH Đà Nẵng, hiện nay vẫn còn rất nhiều luồng ý kiến tranh cãi xung quanh việc nên hay không nên đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục và cũng chưa có chỉ đạo cụ thể về công tác phòng chống mại dâm trong tình hình mới, kể cả chuyện xử lý hành chính thế nào. Nếu không đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, nhất là công tác phòng chống, giáo dục. Thực tế tại Đà Nẵng cũng như cả nước đã cho thấy, lâu nay khi đưa đối tượng bán dâm vào cơ sở giáo dục, dạy nghề, sau đó về địa phương tìm cách giúp đỡ tạo điều kiện cho họ vay vốn làm ăn sẽ rất hiệu quả. Bây giờ không đưa vào giáo dục tập trung, chắc chắn sẽ có tác động ngược.

Bắt quả tang một vụ “mát gần” cho khách tại tiệm hớt tóc và lực lượng CA lập biên bản xử lý đối tượng hành nghề mại dâm.

Đến thời điểm hiện nay, việc bắt quả tang gái mại dâm đang hành nghề, lập hồ sơ đưa vào Trung tâm giáo dục và dạy nghề 05-06 TP Đà Nẵng có nhiều trở ngại, thậm chí đã không thực hiện được. Đơn cử, lúc 15 giờ ngày 11-7, các tổ mật phục thuộc CAP Khuê Mỹ (Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) phát hiện 2 thanh niên ngà ngà rượu điều khiển xe máy tấp vào ki-ốt số 284-Lê Văn Hiến do Mai Thị A. (1985, trú P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn) và Mai Thị P. (1977, trú P. Hòa Hải) thuê để mở tiệm hớt tóc thanh nữ.

Nhận định các đối tượng đến để mua dâm nên lực lượng làm nhiệm vụ bí mật theo dõi. Khi hai vị khách làng chơi đặt vấn đề “vui vẻ”, A. và P. nhận lời và bảo sang nhà nghỉ gần đó trước. Khoảng 10 phút sau, A., P. sang nhà trọ phục vụ khách thì bị CAP bắt quả tang. Tuy bắt quả tang, nhưng do A. và P. đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên cơ quan CA chỉ ra quyết định xử phạt hành chính mỗi người 200.000 đồng về hành vi bán dâm...

Mới đây, đêm 10-10, CAP Hòa An phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Thị Mai (53 tuổi, trú TX Quảng Trị) vào nhà trọ khu vực P. Hòa An bán dâm cho khách làng chơi. Khi CAQ Cẩm Lệ phối hợp CAP Hòa An lập hồ sơ, chuyển Mai vào Trung tâm 05-06 TP Đà Nẵng thì được thông báo là không tiếp nhận. Thượng úy Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó trưởng CAP Hòa An chia sẻ: “Tại P. Hòa An, lực lượng CA thường xuyên tổ chức tuyên truyền, cảnh báo, nhắc nhở và lập biên bản xử lý, song những đối tượng gái mại dâm đứng đường vẫn hoạt động rất phức tạp.

Để quản lý các trường hợp này, CAP đã lập danh sách, dán ảnh rồi gửi đến các chủ nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực đường Trường Chinh cũng như các nhà nghỉ trên địa bàn phường nhằm không cho họ thuê tiếp khách. Trấn áp mạnh như vậy nhưng tình hình mại dâm trên địa bàn vẫn chưa được giải quyết tận gốc, thời gian tới, nếu chỉ xử lý hành chính theo Nghị quyết 24/2012 thì chắc chắn sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến số gái mại dâm lưu động ngoại tỉnh đến Đà Nẵng hành nghề, nếu không có biện pháp cứng thì sẽ phức tạp.

Đêm 29-10, chúng tôi trực tiếp tham gia cùng UBND P. Hòa An đẩy đuổi, truy quét gái mại dâm tại khu vực Ngã ba Huế. Theo đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Trương Hùng Mạnh - Chủ tịch UBND phường, các lực lượng CAP, Dân quân cơ động và cán bộ UBND phường đã tiến hành đẩy đuổi hàng chục gái bán dâm ra khỏi địa bàn. Trực tiếp cải trang làm khách mua dâm đi thực tế trước khi truy quét, Chủ tịch UBND P. Hòa An không khỏi lo lắng khi được chứng kiến thực tế. Ông Mạnh nhận định, nếu không có biện pháp cứng rắn thì tình hình mại dâm đứng đường sẽ ngày càng phức tạp, không thể kiểm soát...

Cùng quan điểm này, Thượng tá Nguyễn Hữu Lài - Phó phòng CSĐTTPVTTXH CATP Đà Nẵng lo lắng: “Chỉ phạt thôi, chắc chắn người bán dâm sẽ hoạt động mạnh hơn, phức tạp hơn. Bởi trước đây nếu các đối tượng hoạt động kín đáo thì khi áp dụng biện pháp hành chính theo Nghị quyết 24, họ sẽ hoạt động công khai vì không sợ bị đưa vào trung tâm giáo dục dạy nghề. Mặt khác, nói xử phạt nhưng chắc gì phạt được một khi họ chây ì.

Cuối cùng, bắt rồi lại thả, rồi họ lại tái phạm. Đây là cái vòng luẩn quẩn rất khó xử lý. Lúc đó, lực lượng phòng chống tệ nạn mại dâm, các cơ quan chức năng, đoàn thể lại phải tăng cường nhiều hơn các mô hình, biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội hoặc vận động họ tham gia sinh hoạt tại các CLB, gây tốn kém kinh phí và khó khăn hơn nhiều trong công tác quản lý...”.

Theo CAĐN

Theo Đăng lại