Sau “Thương nhớ ở ai”, “Cát đỏ” tiếp tục phim truyền hình về đề tài ở các vùng đất hoang sơ. Ông ấp ủ dự án phim này như thế nào?
Thực ra sau “Thương nhớ ở ai”, đạo diễn Đỗ Thanh Hải đặt hàng tôi làm phim. Tôi nói với Hải chỉ cần nói thích khu vực nào thiên nhiên đẹp tôi sẽ lên đường làm phim. Đất nước này chưa có chỗ nào tôi chưa từng đặt chân tới. Mỗi vùng đất khác nhau nhưng đều có những số phận riêng. Tôi nghĩ rằng mảnh đất Ninh Thuận, Bình Thuận có thể chứa những số phận ở khắp mọi miền quê Việt Nam.
Hữu Thanh Tùng (Nguồn) chưa đóng phim bao giờ, tôi luôn chọn diễn viên bằng linh cảm. Chẳng hạn khi quay “Hãy tha thứ cho em”, chỉ cách một tuần bấm máy tôi đi đường thấy một cô gái đi ngược chiều bèn dừng lại và đề nghị cô này dẫn về nhà để ký hợp đồng luôn không cần thử.
Tôi chọn diễn viên bằng cảm tính, may mắn trực giác ít khi bị sai lắm. Và thường bằng trực giác của mình, tôi chọn người đời chứ không chọn ngôi sao này ngôi sao kia đóng phim. Tôi gần như không bao giờ thử diễn viên, chỉ tới phim này mới casting kỹ càng hơn. Chỉ cần nói chuyện với diễn viên là xong, trong câu chuyện tôi theo dõi xem biểu đạt từ ánh mắt có hồ trở đi. Họ có thể có sự gượng gạo do chưa trải nghiệm nhưng có nhiều thứ mới mẻ. Tôi sợ nhất diễn viên giỏi, họ giỏi diễn xuất rất nhanh nhưng sau đó ít còn gì thú vị nữa.
Đúng là lần đầu tiên gặp tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi loại Thúy Diễm khỏi suy nghĩ, thế nhưng tự nhiên khi đi đường nghĩ lại tôi lại có cảm giác hình như có điều gì khác biệt. Rồi tôi quyết định gặp lần hai cho tới lần thứ sáu, mỗi lần cô ấy thuyết phục tôi dần dần cho vai Nhớ.
Quay phim “Cát đỏ” anh có hài lòng hơn dự án trước đó?
Ê kíp kiên trì rất ghê gớm bởi cái nắng ở vùng Bình Thuận, Phú Yên tiêu diệt cảm hứng rất nhiều. Tôi phải cảm ơn ê kíp, nhiều khi còn nói họ có thể bỏ rơi mình cũng không sao vì thực sự quay phim rất gian khổ, không thể giữ mãi cảm hứng được. Tôi bị tim, công việc làm phim vất vả. Phim “Thương nhớ ở ai” cứ vài tiếng quay cả đoàn lại ngồi chờ tôi thiền nếu không sẽ gục xuống, ở phim này tôi may mắn khỏe hơn.
Nói ra có thể ngoa ngôn một chút, nhưng đúng là tôi thích chết gục khi làm phim còn hơn nằm một chỗ. Người ta quan niệm đó là chết đường chết chợ, nhưng tôi quan niệm hạnh phúc nhất là thế, chỉ sợ nhất sống thực vật trong bệnh viện, sợ nhất cái chết khi biết mình đang chết.
Sau giai đoạn cận kề với cái chết và được hồi sinh, quan niệm sống và làm nghề của ông có thay đổi không?
Tôi nhận thấy nghề điện ảnh không có tuổi, cảm xúc đạo diễn không bị mất đi và trải nghiệm đạo diễn ngày càng tốt hơn. Có lẽ bây giờ tôi viết tốt hơn và làm phim tốt hơn trước. Lí do là tôi không còn ham hố nhiều, biết trầm tĩnh lại và làm những cái gì mình thích. Trước đó bất kể kịch bản tốt hay không tôi đều nhận vì ngạo mạn lắm, nghĩ vào tay mình là thành công. Bây giờ tôi biết sợ hơn, biết chọn lựa những gì hợp thay vì bất chấp. Tôi từng vừa quay phim vừa viết kịch bản, cứ sáng sớm cả đội ngồi chờ tôi một tiếng đồng hồ để nhận kịch bản tập phim mới. Có thể người ngoài vẫn đánh giá không đến nỗi, nhưng tôi cho rằng mình thất bại.
Có lẽ “Cát đỏ” là phim đầu tiên của tôi không bị cắt, hoặc bị cắt rất ít. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải trước đó phải đau đầu, mỗi tập phim buộc phải cắt 5-10 phút mà một số cảnh phim vẫn bị phản ứng. Tới phim này tôi thử làm một phim không bị cắt. Xét cho cùng, đạo diễn cũng phải thỏa hiệp nếu không phim sẽ không được chiếu. Người ta bỏ tiền cho mình làm phim, mình không thể “giết” người ta được. Lần đầu tiên tôi thử làm phim không “dao kéo”.
Vậy đứa con tinh thần này là tác phẩm hài lòng nhất của anh từ trước tới nay?
Không phải vậy, chưa có phim nào khiến tôi hài lòng cả ,bởi tôi chưa thể đi tới tận cùng, lí giải cặn kẽ nhiều chuyện được.
Cảm ơn ông!
Khoảng hơn ba năm trước, Lưu Trọng Ninh phẫu thuật tim và làm “Thương nhớ ở ai” trong tình cảnh cứ vài tiếng quay phim, vài tiếng nghỉ. Sau này, ông đã buộc phải từ bỏ hầu hết những “thú vui” của nhiều nghệ sĩ như uống rượu, hút thuốc. Mất đi nhiều bạn bè vì từ chối đi nhậu, bù lại Lưu Trọng Ninh bắt đầu “thèm” được gặp gỡ bạn bè hơn, tìm lại cả những người trước đây từng chê bai mình.
Hiện nay ông vẫn sống cuộc đời tự do, cứ dăm hôm không có việc ở Hà Nội lại lên đường rong ruổi tới các vùng đất khắp mọi miền đất nước. Bỏ làng Vượt dày công xây dựng, Lưu Trọng Ninh đang dựng lên một ngôi làng yên bình khác ở vùng núi phía Bắc.