Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo gì với Quốc hội?
Xem xét thông qua nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm
Bản báo cáo này do một Phó Thủ tướng thay mặt Chính phủ trình bày, thay vì trước đây, bộ trưởng gửi đến đại biểu Quốc hội, hoặc tự trình bày trước Quốc hội (cùng với báo cáo trước khi trả lời chất vấn).
Đáng lưu ý, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phú, báo cáo tổng hợp này của Chính phủ nêu đánh giá, nhận định của Chính phủ về việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng. Chẳng hạn, vấn đề tai nạn giao thông bộ trưởng hứa giảm tai nạn và tắc đường đến đâu; hay việc giải quyết khiếu nại tố cáo mà tổng thanh tra Chính phủ đã hứa có thực hiện được không.
Đây là cơ sở liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm sau này, nếu bộ trưởng nào không thực hiện được lời hứa thì tín nhiệm sẽ thấp.
Cùng với việc xem xét các báo cáo về kinh tế-xã hội của Chính phủ năm 2012 - kế hoạch 2013, QH dành khá nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, nổi bật là sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).
QH sẽ dành 2 ngày thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi (truyền hình trực tiếp). Dự kiến bản dự thảo Hiến pháp sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trong 3 tháng (từ tháng 1 đến cuối tháng 3-2013). Trong 2 kỳ họp của năm 2013, QH sẽ dành thời gian thảo luận về việc sửa Hiến pháp, để thông qua tại kỳ họp đầu năm 2014.
Trước khi về dự kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh với Quốc hội; các Ðoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận các văn bản và dự kiến chương trình của kỳ họp.
Từ 7 giờ 15 phút, đại diện các Ðoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa tại Ðài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
8 giờ, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp và trao đổi về một số vấn đề cần thiết khác. Ðúng 9 giờ, Quốc hội họp phiên khai mạc.
Chất vấn các vấn đề nóng
Tại kỳ họp này, Báo cáo phòng chống tham nhũng được trình bày ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp thay vì trước đây thường gửi đại biểu để tự nghiên cứu. Theo chương trình nghị sự, kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII khai mạc ngày 22-10, bế mạc ngày 22-11 (kéo dài 32 ngày với 26,5 ngày thực làm việc). Với 16 ngày cho hoạt động lập pháp, QH sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, 2 nghị quyết. Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để chất vấn những vấn đề “nóng” mà đại biểu và cử tri quan tâm. Theo thông lệ, Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp này.