Lệnh giết một hổ cái ăn thịt 13 người

TPO - Toà án Tối cao Ấn Độ vừa cho phép lực lượng kiểm lâm hạ sát một con hổ cái được cho là đã ăn thịt 13, số lượng được coi quá nhiều và cực hiếm. Bất chấp phản đối của các nhà bảo tồn, kiểm lâm Ấn Độ cho biết sẽ kết liễu con hổ có một quá khứ đặc biệt và đã quen mùi vị thịt người trong tuần này.
Dân làng Vihirgaon sau một đợt vây bắt bất thành thủ phạm được cho là vồ chết 13 người.

Từng thoát bẫy vài lần

Nạn nhân đầu tiên là một phụ nữ với nhiều vết răng to cắm ngập lên lưng trong một cánh đồng bông. Tiếp theo là một đàn ông với chân trái bị xé toác hoàn toàn.

Vụ việc kéo dài suốt hơn hai năm qua ở vùng đồi quanh Pandharkawada, một thị trấn miền trung Ấn Độ. Giữa tháng 8 vừa rồi, thi thể nát bươm của người chăn bò Vaghuji Kanadhari Raut được tìm thấy gần đường cái và anh là nạn nhân thứ 12.

 Kiểm lâm khu bảo tồn Maharashtra trao đổi về lùng tìm thủ phạm.

Các xét nghiệm DNA, bẫy camera, cùng hàng loạt dấu vết hiện trường cho thấy ít nhất 13 người bị giết bởi một con hổ độc đàn khoảng 5 tuổi. Nó được cho là đã nghiện mùi vị thịt người và thoát bẫy mấy lần.

Đêm xuống, đàn ông các làng tập hợp nhau cầm đuốc đi tuần cùng gậy tre. Họ tự lập lực lượng bảo vệ và bất bình trước việc chính quyền không giải quyết được tình hình.

Vishnu Nagorav Junghare, 20 tuổi, và gia đình ở vùng Pandharkawada. Cha anh chết bởi con hổ được cho có thể là T-1.

Lượng hổ gia tăng, xung đột với người tăng

Các chuyên gia cho biết một con hổ tấn công từng ấy người là cực kỳ hiếm. Ấn Độ những năm qua được cho là thành công trong bảo tồn các giống hổ nguy cấp và chúng phát triển nhanh đến mức cạnh tranh lãnh thổ với người. Quần thể hổ từ chỗ còn 1411 cá thể năm 2006 đã lên đến 2.500, chiếm hơn nửa tổng đàn hổ hoang dã toàn cầu khoảng 4.000 con.

Lực lượng kiểm lâm đang có kế hoạch thực hiện một cuộc lùng bắt con hổ đã thành tinh kia bằng việc huy động các thiện xạ ngồi trên lưng voi và bắn thuốc mê vào thủ phạm. Nhưng hệ thống hành chính quan liêu khiến voi mãi vẫn chưa được đưa đến trong khi tháng 8 có thêm ba người chết.

Người đàn ông ở Pandharkawada lùa bò về trước buổi tối để phòng hổ vồ
Nông dân Mahadeo Baburao Irpate lập miếu thờ một con hổ chết vì vướng dây điện do ông dựng lên để bảo vệ ruộng lúa. Có người lý giải hành động này như một sự chuộc lỗi để tránh bị đồng loại của nó trả thù.

Một số nhà chính trị đề nghị tốt nhất nên bắn chết con hổ hung dữ. Ngặt nỗi hành động ấy lại phạm luật và bị không ít nhà bảo tồn phản đối.

Đàn hổ hoang dã tăng dẫn đến gia tăng xung đột với người. Nghe tiếng hổ gầm trên đường cái ở các khu bảo tồn giờ đây không còn hiếm. Chúng lấn dần vào vùng đất canh tác của người để tìm bạn tình và kiếm mồi như linh dương, lợn rừng, gia súc lạc, và thỉnh thoảng nhắm cả vào người.

Tuy nhiên, trên toàn lãnh thổ Ấn Độ, các khu rừng biệt lập đang thu hẹp và các dải màu xanh mỏng manh trên bản đồ - các hành lang sinh tồn cho hổ - đang bị xẻ bởi các tuyến đường và đồng ruộng. Lãnh thổ sinh sống của hộ đòi hỏi rất rộng. Mỗi con cần hàng cây số rừng rậm, tuỳ thuộc mức độ phổ biến của con mồi. Một con đực khi đủ lớn có thể giết mẹ của mình nếu lấn chiếm lãnh thổ của nó.

Thập kỷ vừa qua, Ấn Độ đã tạo khoảng 20 khu bảo tồn hồ, nâng tổng số khủ bảo tồn loài này lên 50.  Tuy nhiên nhiều trong số đó bị bao vây bởi các cộng đồng người.

Dân làng tuần tra ban đêm để săn con hổ được cho đã hạ sát 13 người.

Có hay không trả thù cho mẹ?

Tập quán hạn chế ăn thịt bò ở nhiều vùng Ấn Độ khiến tình hình tệ hơn. Trong khi lượng bò tăng, đảng cầm quyền theo đạo Hindu vẫn quyết không cho giết bò, loài được cho là linh vật của Hindu giáo. Tình trạng thừa thãi bò thu hút sự chú ý của hổ và người càng trở nên dễ bị tổn thương hơn khi chúng tiến gần hơn đến khu dân cư.

Nếu bò thừa thãi thế, tại sao lại nảy nỏi một con hổ ăn thịt người và con này được cho là đã ăn thịt cả bò lẫn ngựa? Vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào giải thích thoả đáng câu hỏi.

Lần lại quá khứ, người ta thấy một chuyện khó cắt nghĩa. Hoá ra con hổ cái này từng được kiểm lâm quan tâm từ ấu thơ và vì thế nó có hẳn một cái tên T-1. Mẹ của nó chết vì điện giật khi nó còn trẻ bởi mạng lưới dây điện trần nông dân dựng lên để ngăn lợn rừng phá hoại mùa màng. Từ đó không hiểu sao T-1 không bao giờ sống trong khu bảo tồn dành riêng cho hổ nữa mặc dù khoảng 30% quần thể hổ ở tiểu lục địa này có tập tính giống T-1. Thay vào đó, chúng tìm đến các khu rừng trồng để ở.

Biển cảnh báo lái xe khi đến vùng Maharashtra.

Bốn lần bẫy thì cả bốn lần T-1 chạy thoát và tiếp tục hoàn hành trên vùng đất rộng gần 90 km2. “Nó rất hung dữ”, bà Abharna, quan chức lâm nghiệp, nói. “Nó còn rất thông minh nữa”.

Nỗi lo sợ về nguy cơ bị T-1 vồ như một hành động trả thù cái chết của mẹ và khoản tiền 14.000 USD bồi thường cho mỗi nạn nhân liệu có liên quan đến phán quyết mới nhất của Toà án Tối cao đầu tuần này không? Bất chấp đàn voi phục vụ cuộc săn T-1 đã sẵn sàng lên đường, quyết định tước đoạt tính mạng T-1 vẫn được ban hành.

Theo Theo The New York Times