Lắng nghe bằng trái tim

Tôi nhận ra rằng chất lượng cuộc sống của mình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của những mối quan hệ mà mình có. Và những mối quan hệ của tôi đều được cải thiện khi tôi học cách lắng nghe bằng trái tim...

Lắng nghe bằng trái tim

> Năm chiến lược 'giải cứu' tình yêu
> Hạn sử dụng của... tình yêu!

Tôi nhận ra rằng chất lượng cuộc sống của mình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của những mối quan hệ mà mình có. Và những mối quan hệ của tôi đều được cải thiện khi tôi học cách lắng nghe bằng trái tim...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đây là một mẩu quảng cáo – hoàn toàn có thật – đăng trên một tờ báo của bang Utah (Mỹ). Trong đó, một người đàn ông muốn bán chiếc xe máy của mình.

“Xe máy Suzuki 1000, đời 2006. Chiếc xe rất hoàn hảo! Mới đi được 1.000 dặm và vẫn còn bảo hành (một chế độ bảo hành rất đắt tiền!

“Tôi là người biết giữ xe, có kinh nghiệm nên không gây ra bất kỳ hỏng hóc gì. Tôi cũng chỉ dùng nó làm phương tiện đi lại hằng ngày. Tôi bán xe vì nó được mua mà không có sự cho phép phù hợp của người vợ đáng yêu của tôi!

“Rõ ràng là câu “cứ việc làm bất kỳ việc của nợ nào mà anh muốn” không phải có ý như tôi đã tưởng.
“Nếu bạn muốn mua xe, hãy gọi cho tôi. Steve. [số điện thoại]”.
Nghe giọng Steve vừa mỉa mai vừa chua chát. Có vẻ như Steve đã không “nghe” được “câu nói đằng sau câu nói” của vợ mình.

Tại sao vậy? Chúng ta có điện thoại di động và gửi thư điện tử. Chúng ta nói chuyện, nhắn tin, gửi tweet. Chúng ta có nhiều phương tiện liên lạc hơn bất kỳ khi nào trước đây, nhưng giao tiếp lại vẫn là một vấn đề lớn.

Có thể người ta nghe thấy lời nói của chúng ta, nhưng họ không nghe thấy những gì đằng sau lời nói đó.

Và đôi khi, đơn giản là chúng ta không lắng nghe đủ. Như nhà nghiên cứu truyền thông Nido Qubein từng đưa ra, rất nhiều người có cảm giác rằng những gì chúng ta muốn nói với người khác là quan trọng hơn những gì họ có thể muốn nói với chúng ta. Cho nên chúng ta không lắng nghe.

Chúng ta cố gắng gây ấn tượng, mà không nhận ra rằng hai người độc thoại không tạo ra một cuộc hội thoại.
“Anh phải hiểu cho em chứ”, hay “Em phải hiểu cho anh chứ” – là những câu nói – đôi khi là vô vọng – trong rất nhiều chuyện tình cảm. Đôi khi người khác không cần bạn phải nhất trí với họ, phải làm cho họ vui, phải làm bất kỳ điều gì cả. Chỉ cần lắng nghe để hiểu họ, và đừng phán xét.

Có một sự thật mà ai cũng biết: Chuyện tình cảm sẽ tốt đẹp khi việc giao tiếp giữa hai người có hiệu quả. Và việc giao tiếp có hiệu quả khi chúng ta nghe được “những câu nói đằng sau những câu nói”; khi mỗi người đều coi việc mình lắng nghe là quan trọng cũng như việc mình nói vậy. Khi đó thì hai bên đều hiểu nhau. Đối với tôi, để hiểu thì lắng nghe bằng tai không đủ, phải lắng nghe bằng cả trái tim.

Trong cuốn sách Quản Lý Từ Trái Tim, tác giả cũng có đề cập đến việc sử dụng cả trái tim lẫn khối óc. Trong cuốn sách có những lời khuyên rất hay để bạn nói chuyện và lắng nghe tốt hơn trong các mối quan hệ cá nhân:

1. Hãy nghe để hiểu tôi.
2. Cho dù bạn không đồng ý với tôi, cũng đừng coi ngay là tôi sai.
3. Nhận ra được những điều tốt của tôi.
4. Nhìn nhận được thiện chí của tôi.
5. Nói cho tôi biết những gì bạn nghĩ – một cách chân thật và yêu thương.

Tôi nhận ra rằng chất lượng cuộc sống của mình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của những mối quan hệ mà mình có. Và những mối quan hệ của tôi đều được cải thiện khi tôi học cách lắng nghe bằng trái tim.

Theo Đặng Mỹ Dung
Sinh Viên Việt Nam

Theo Tổng hợp