> 36 tổ chức cá nhân đào tạo lái xe bị xử lý
> Loạn đào tạo lái xe: Cháy nhà, ra mặt... tiêu cực
Trường đào tạo nhiều ngành nghề nhưng sôi động nhất là đào tạo lái xe 4 bánh, mỗi năm hơn 1.000 người, thu nhiều tỷ đồng (năm 2012 thu 6,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, cơ sở vật chất không đảm bảo nên ngày 1/8/2013, Trường không còn được đào tạo lái xe 4 bánh. Các đơn tố cáo tham nhũng cũng tập trung vào lĩnh vực đào tạo lái xe 4 bánh và xây dựng cơ sở vật chất.
Hoạt động chi tiêu chưa minh bạch
Ngày 13/10, Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố “Biên bản kiểm tra” Trường trung cấp GTVT Miền Nam. Biên bản có chữ ký của Trưởng đoàn Trịnh Xuân Thủy, Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh và đại diện Đảng ủy nhà trường Hoàng Văn Thiệu.
Theo biên bản, Trường chưa hề làm gì để thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, chưa xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến cách hoạt động của đơn vị, do đó chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Đặc biệt hơn, công tác báo cáo thường xuyên chậm trễ, bị nhắc nhở. Do đó, trường không phát hiện, xử lý trường hợp nào có hành vi tham nhũng.
Nhưng biên bản cũng phát hiện, chi tiêu nội bộ trong nhà trường chưa bám sát chế độ Nhà nước quy định, tuyển dụng cán bộ không thông qua hội đồng tuyển dụng nên chưa phù hợp với trình độ chuyên môn. Công tác xây dựng cơ sở vật chất các thủ tục chọn lựa nhà thầu các gói thầu phát sinh chưa chặt chẽ.
Tiếp tục tố cáo
Sau công bố “Biên bản kiểm tra”, nhiều đơn của cá nhân và tập thể ở Trường tỏ ra bức xúc, tiếp tục có đơn thư gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Thanh tra Bộ GTVT.
Đơn của ông Nguyễn Đức Hòa, giáo viên dạy thực hành lái xe của Trung tâm Đào tạo lái xe trực thuộc Trường Trung cấp GTVT Miền Nam, cho biết, từ cuối năm 2010, các giáo viên phải góp tiền đút lót cho lãnh đạo mới được duyệt tiền nhiên liệu. Cứ mỗi khóa, một giáo viên góp 2,5 triệu đồng. Hồi đầu, tiền nộp cho Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe là ông Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Văn Đủ, về sau nộp cho tổ trưởng Đào Đình Vỹ.
Ông Đào Đình Vỹ xác nhận lời của giáo viên Hòa, và cho biết thêm, Giám đốc Dũng từng giải thích số tiền giáo viên nộp thực chất là Trường chi thêm để các giáo viên “lại quả” cho lãnh đạo. Đơn giải trình của ông Vỹ: “Thầy Dũng nói là không ảnh hưởng gì đến nhiên liệu của các anh cả. Sau khi tiền chuyển vào tài khoản của giáo viên, nhiệm vụ của các thầy là rút 2,5 triệu đồng nộp lại cho thầy Đủ”. Số tiền này, theo ông Vỹ, được chia cho ông Dũng, ông Đủ và một lãnh đạo nhà trường.
Ông Hòa và ông Vỹ còn cung cấp danh sách 5 chiếc xe “không dạy vẫn cấp nhiên liệu” gần 100 triệu đồng. Những chiếc xe này chủ yếu của ông Đủ và ông Dũng. Ông Hòa phân tích, xe nhận nhiên liệu mà không dạy, ngoài hành vi tham nhũng còn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, “bởi quy định số lượng xe căn cứ số lượng học viên, khi xe không dạy thì trên giấy tờ đủ xe nhưng thực tế là thiếu xe cho học viên thực hành”.
Tuy nhiên, ông Dũng và ông Đủ không thừa nhận việc nhận tiền của giáo viên. Nhưng vụ việc cụ thể như thế nào mà có nhiều đơn tố cáo của giáo viên hai ông này đều cho rằng vì liên quan đến lãnh đạo nhà trường nên không có quyền phát ngôn.
Trong lúc đó ông Lê Văn Sáu là Trưởng khoa Kinh tế kiêm Tổ trưởng Công đoàn lại có “đơn trình báo” thất thoát trong xây dựng cơ bản. Theo đơn, tòa nhà 5 tầng giá trúng thầu hơn 28 tỷ đồng, phát sinh gần 4 tỷ đồng nhưng nhiều hạng mục không làm. Trưởng bộ môn Chính trị Nguyễn Đình Thắng bức xúc hơn là tòa nhà 5 tầng xây xong, cho Trường trung cấp Phạm Ngọc Thạch thuê không minh bạch nên “đề nghị kiểm toán, thanh tra”.
Ông Hoà và ông Vỹ còn cung cấp danh sách 5 chiếc xe “không dạy vẫn cấp nhiên liệu” gần 100 triệu đồng. Những chiếc xe này chủ yếu của ông Đủ và ông Dũng. Ông Hòa phân tích, xe nhận nhiên liệu mà không dạy, ngoài hành vi tham nhũng còn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, “bởi quy định số lượng xe căn cứ số lượng học viên, khi xe không dạy thì trên giấy tờ đủ xe nhưng thực tế là thiếu xe cho học viên thực hành”.