Tại hội thảo về "Hiện đại hóa và bản địa hóa của IAF", người đứng đầu IAF Air Chief Dhanoa cho biết: "Chúng tôi vẫn đang lái những chiếc MiG-21 đã 44 tuổi. Hy vọng, tôi sẽ bay chiếc máy bay cuối cùng (phiên bản cơ bản của MiG-21) vào tháng 9.
Tổng cộng có 10 Phi đội (18-20 máy bay phản lực trong mỗi phi đội) MiG-21 và MiG-27 của IAF dự kiến sẽ ‘nghỉ hưu’ vào năm 2024.
Ấn Độ đưa vào sử dụng những chiếc tiêm kích MiG-21 đầu tiên vào năm 1964. Tổng cộng, nước này đã nhận được 874 chiếc MiG-21, khoảng hơn 200 chiếc do các nhà máy Liên Xô sản xuất và 657 chiếc khác được lắp ráp tại Ấn Độ.
MiG-21 từng là xương sống của lực lượng không quân Ấn Độ, chúng đã tham gia tất cả các cuộc xung đột vũ trang lớn ở đất nước này từ năm 1963. Các máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ đã phải trải qua đợt hiện đại hóa quy mô vào năm 1999. Nga đã nâng cấp sâu rộng 125 chiếc MiG-21Bis của Ấn Độ lên chuẩn “MiG-21-93 Bison”.
Tuy nhiên, do Ấn Độ cố gắng khai thác những chiếc MiG-21 có tuổi thọ bay đã quá cao (tới gần 50 năm), hồ sơ về tính an toàn của chúng rất đáng buồn: trong suốt 50 năm sử dụng, Ấn Độ đã mất hàng trăm chiếc MiG-21 do tai nạn với hơn 170 phi công thiệt mạng. Chính vì lặp lại quá nhiều tai nạn, các phi công đã đặt tên cho MiG-21 là "quan tài bay" hay "nơi sản xuất ra những góa phụ".
Vào tháng 9, IAF dự kiến sẽ sử dụng lô máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất đầu tiên. Tuy nhiên, các máy bay phải trải qua ít nhất 1.500 giờ thử nghiệm chuyên sâu để bắt đầu đưa vào sử dụng ở Ấn Độ của chúng. New Delhi đã ký một thỏa thuận với chính phủ Pháp và Dassault Hàng không để có được 36 máy bay chiến đấu Rafale với giá hơn 7,8 tỷ euro để tăng cường khả năng của IAF.