Khám phá sức mạnh ‘lá chắn phương Bắc’ MiG-31 của Nga

TPO - Cuối năm năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga thông báo kế hoạch triển khai các máy bay MiG-31 tới căn cứ không quân mới nhằm bảo vệ nước Nga khỏi các cuộc tấn công từ phía Bắc, giáp biên giới quốc gia NATO.

Việc triển khai MiG-31 tới Rogachevo sẽ tạo thành một bộ phận phòng thủ tên lửa trong hệ thống phòng vệ rộng khắp nước Nga, trong đó, ngoài khả năng tấn công các máy bay chiến đấu của đối phương, MiG-31 sẽ tham gia đánh chặn các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân trong phạm vi kéo dài từ vùng biển Barents tới biển Laptev.

Với việc phía Bắc nước Nga chưa có các hệ thống radar dày đặc, vì vậy đây sẽ là cơ hội tốt để MiG-31 thể hiện khả năng của nó khi có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa tới 200 km - cự li mà nó có thể sử dụng cả 2 loại tên lửa không - đối - không R-40 và R-33 để tiêu diệt.

MiG-31 bắt đầu được sản xuất từ năm 1981 tại nhà máy hàng không Sokol ở Gorky (nay là Nizhny Novgorod). Tính đến cuối năm 1994, đã có hơn 500 cỗ máy chiến tranh như vậy được chế tạo, ngay sau đó, việc sản xuất đã bị giảm dần.

Cho tới ngày nay, vẫn còn khoảng 100 chiếc MiG-31 đang hoạt động, và vẫn được xem là con át chủ bài của lực lượng không quân Nga.

Máy bay tiêm kích chiến lược MiG-31 là một hệ thống vũ khí đường không được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ và tấn công chiến lược thuộc lực lượng tiêm kích phòng không Liên Xô và Nga.

MiG-31 được thiết kế và triển khai nhằm đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược, và các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mỹ.

Chiếc MIG-31 có thể tự tìm kiếm và hạ gục các mục tiêu trên không mà không cần đài chỉ huy từ mặt đất.

Loại radar mới cho phép nó có thể phát hiện mục tiêu máy bay chiến lược từ cách xa 500 km và 200 km đối với các máy bay tiêm kích, hay tên lửa có cánh, kể cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. 

MiG-31 với cái tên "radar bay" bởi khả năng của hệ thống điện tử hàng không độc nhất của nó. Tổ hợp này cơ bản dựa trên hệ thống giám sát Barrier, được trang bị một ăng-ten mảng pha đầu tiên trên thế giới.

Cùng với MiG-29 và Su-27, MiG-31 tạo nên bộ ba máy bay tiêm kích hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Theo Theo EnglishRussia/Tổng hợp