> Khi nữ giám đốc thích tiêu tiền tỷ
> Làm sao để ngăn ngừa bán tài sản cho nhiều người?
Về quy định thành lập văn phòng công chứng, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, Ủy ban tỉnh quy định việc thành lập phòng công chứng trong trường hợp cần thiết là chưa rõ. “Vậy cần thiết ở đây là như thế nào, cần làm rõ yếu tố này để tránh lạm dụng. Hay chỉ nên quy định thành lập phòng công chứng trên các địa bàn chưa có điều kiện phát triển phòng công chứng thì rõ hơn...” - ĐB Tám kiến nghị.
Các đại biểu lưu ý, chất lượng đội ngũ công chứng viên hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, chưa tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Thậm chí một số công chứng viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nếu coi công chứng viên là nghề chuyên nghiệp, thì ai muốn tham gia thì phải học nghề và cần thu hẹp các đối tượng miễn đào tạo nghề.
“Phần lớn các công chứng viên yếu kém này là các công chứng viên được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng. Trong khi đó, theo báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng của Bộ Tư pháp cho thấy, tỷ lệ công chứng viên được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng chiếm 64,3% tổng số công chứng viên được bổ nhiệm” - ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho biết.
ĐB Nguyễn Minh Lâm (Long An) kiến nghị xem lại quy định thẩm phán, thẩm tra viên cao cấp… được miễn đào tạo, miễn tập sự khi chuyển sang hành nghề công chứng. “Có những thẩm phán, luật sư chỉ chuyên về các vụ án hình sự, trong khi công chứng viên là thực hiện công việc dân sự, nên cần xem xét lại quy định miễn đào tạo, tạp sự...” - ĐB Lâm phát biểu.