Nơi sinh sống
Loài vượn khổng lồ này sống ở khu vực Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam khoảng từ 9 triệu đến 100 nghìn năm trước. Gigantopithecus sống cùng thời với các loại vượn hình người khác, nhưng điều làm chúng khác biệt là kích thước khổng lồ.
Phát hiện
Gigantopithecus.
Hóa thạch đầu tiên được một nhà nhân chủng học - Ralph von Koenigswald phát hiện vào năm 1935. Điều khó tin là ông đã tìm được chúng trong một nhà thuốc Trung Quốc. Răng và xương được nghiền thành bột và được sử dụng làm thuốc Đông y cổ truyền. Răng hàm và một số hàm đã được lấy từ cửa hàng với các loại thuốc truyền thống. Một số hóa thạch Gigantopithecus đã được tìm thấy ở Ấn Độ và Việt Nam.
Vào năm 1955, 47 chiếc răng của Gigantopithecus blacki đã được tìm thấy trong một mẻ xương “rồng” buôn lậu. Bằng cách phân tích nguồn gốc của răng, những mảnh xương lớn hơn đã được phát hiện, bao gồm cả một bộ hàm gần như nguyên vẹn. Cho đến năm 1958, 3 bộ hàm và hơn 1300 răng đã được tìm thấy, chủ yếu là trong các kho chứa thuốc Đông y và trong các hang động.
Không phải tất cả các hóa thạch này đều có cùng thời kỳ - hóa thạch từ tỉnh Hồ Bắc có vẻ là cổ nhất trong số tất cả các phát hiện của Trung Quốc (các hài cốt khác đến từ Quảng Tây và Tứ Xuyên). Răng của hóa thạch từ tỉnh Hồ Bắc cũng lớn hơn.
Phiên bản có thật của King Kong
Gigantopithecus.
Hầu hết các chuyên gia tin rằng Gigantopithecus đi bằng 4 chân, giống như tinh tinh hay khỉ đột thời hiện đại nhưng cũng có giả thuyết cho rằng chúng đi hai chân. Lí do duy nhất cho giả thuyết này là xương hàm có hình dạng giống chữ U, mở rộng về phía sau. Điều này tạo thêm không gian cho khí quản và hàm vuông góc với cột sống, thường có ở các động vật đứng thẳng.
Thật khó để chứng minh hai giả thuyết trên, bởi vì xương chậu và xương chân chưa bao giờ được tìm thấy. Nhưng nên nhớ rằng Gigantopithecus là một sinh vật rất to lớn (một con đực có thể nặng đến 540 kg, đôi chân của chúng không thể chịu trọng lượng như vậy. Nếu Gigantopithecus di chuyển bằng bốn chân như khỉ đột, trọng lượng của nó sẽ được phân bổ đều, cho phép nó di chuyển dễ dàng hơn.
“Các hóa thạch cho thấy Gigantopithecus sống trong rừng tre với một chi gấu trúc đã tuyệt chủng. Do đó, nó được coi là loài ăn cỏ.”
Hàm rất to và sâu. Răng to dùng để nhai và nghiền thức ăn. Gigantopithecus có thể dễ dàng tiêu hóa các loại cây sợi tương tự như tre. Ngoài tre, Gigantopithecus có thể cũng ăn hạt và trái cây ,bằng chứng là lớp phytoliths được tìm thấy trên răng của nó. Các răng hàm ngắn và phẳng, nhưng được phủ bằng men răng cực kỳ chắc chắn (thật đáng tiếc là chúng ta không có nó, nếu có thì chẳng cần đến nha sĩ nữa).
Răng nanh không quá sắc, cũng không quá nổi bật. Răng cửa không quá to và có hình dạng giống như một cái đục. Tất cả các răng đều có nhiều vùng rỗng tương tự như loài gấu trúc khổng lồ có chế độ ăn chủ yếu là tre.
Gigantopithecus.
Do bộ xương của Gigantopithecus chưa hoàn chỉnh, nên hình ảnh sinh vật này chủ yếu là suy đoán, nhưng những phần đã được tìm thấy đã hé lộ những thông tin khá thú vị. Do kích thước khổng lồ của Gigantopithecus, có thể nói rằng khỉ đột hiện đại là họ hàng gần của nó. Tuy nhiên, bộ hàm nhỏ hơn khỉ đột cho thấy Gigantopithecus có quan hệ gần hơn với đười ươi (Pongo). Các mô hình phục dựng Gigantopithecus cho thấy rõ sự tương đồng với loài vượn thuộc chi Pongo.
“Giả thuyết sinh vật này thường xuyên đi bằng hai chân rất đáng nghi ngờ, nhưng có thể là thỉnh thoảng Gigantopithecus đứng ở vị trí thẳng đứng (ví dụ: trong khi cạnh tranh với những con đực khác hoặc khi đi xa).”
Loài vượn khổng lồ này sống ở khu vực Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam khoảng từ 9 triệu đến 100 nghìn năm trước. Gigantopithecus sống cùng thời với các loại vượn hình người khác, nhưng điều làm chúng khác biệt là kích thước khổng lồ.
Phát hiện
Vào năm 1955, 47 chiếc răng của Gigantopithecus blacki đã được tìm thấy trong một mẻ xương “rồng” buôn lậu. Bằng cách phân tích nguồn gốc của răng, những mảnh xương lớn hơn đã được phát hiện, bao gồm cả một bộ hàm gần như nguyên vẹn. Cho đến năm 1958, 3 bộ hàm và hơn 1300 răng đã được tìm thấy, chủ yếu là trong các kho chứa thuốc Đông y và trong các hang động.
Không phải tất cả các hóa thạch này đều có cùng thời kỳ - hóa thạch từ tỉnh Hồ Bắc có vẻ là cổ nhất trong số tất cả các phát hiện của Trung Quốc (các hài cốt khác đến từ Quảng Tây và Tứ Xuyên). Răng của hóa thạch từ tỉnh Hồ Bắc cũng lớn hơn.
Phiên bản có thật của King Kong
Thật khó để chứng minh hai giả thuyết trên, bởi vì xương chậu và xương chân chưa bao giờ được tìm thấy. Nhưng nên nhớ rằng Gigantopithecus là một sinh vật rất to lớn (một con đực có thể nặng đến 540 kg, đôi chân của chúng không thể chịu trọng lượng như vậy. Nếu Gigantopithecus di chuyển bằng bốn chân như khỉ đột, trọng lượng của nó sẽ được phân bổ đều, cho phép nó di chuyển dễ dàng hơn.
“Các hóa thạch cho thấy Gigantopithecus sống trong rừng tre với một chi gấu trúc đã tuyệt chủng. Do đó, nó được coi là loài ăn cỏ.”
Hàm rất to và sâu. Răng to dùng để nhai và nghiền thức ăn. Gigantopithecus có thể dễ dàng tiêu hóa các loại cây sợi tương tự như tre. Ngoài tre, Gigantopithecus có thể cũng ăn hạt và trái cây ,bằng chứng là lớp phytoliths được tìm thấy trên răng của nó. Các răng hàm ngắn và phẳng, nhưng được phủ bằng men răng cực kỳ chắc chắn (thật đáng tiếc là chúng ta không có nó, nếu có thì chẳng cần đến nha sĩ nữa).
Răng nanh không quá sắc, cũng không quá nổi bật. Răng cửa không quá to và có hình dạng giống như một cái đục. Tất cả các răng đều có nhiều vùng rỗng tương tự như loài gấu trúc khổng lồ có chế độ ăn chủ yếu là tre.
“Giả thuyết sinh vật này thường xuyên đi bằng hai chân rất đáng nghi ngờ, nhưng có thể là thỉnh thoảng Gigantopithecus đứng ở vị trí thẳng đứng (ví dụ: trong khi cạnh tranh với những con đực khác hoặc khi đi xa).”
Theo Dino Animals