Gần 400 người mắc tiêu chảy cấp tại 12 tỉnh

Ngày 7/4, trả lời các cơ quan báo chí về diễn biến phức tạp của dịch tả, Tiến sĩ Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cho rằng: Thói quen ăn thực phẩm không xử lý qua nhiệt khiến có nguy cơ rất cao bị nhiễm vi khuẩn tả.

>> Rửa rau… bằng nước cống
>> Hà Nội: Hồ Linh Quang đã nhiễm vi khuẩn tả
>> Hà Nội: Bệnh tả tái xuất hiện

Cấp cứu một bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia (Hà Nội). Ảnh : Mỹ Hằng.

Trong khi chúng ta chưa kiểm soát được nguồn chứa vi khuẩn tả và người dân vẫn có thói quen ăn uống mất vệ sinh và hiện tượng người lành mang vi khuẩn tả đã vô tình reo rắc vi khuẩn tả qua đường phân, nôn thải trực tiếp ra môi trường...

Từ ngày 6/3 đến 2/4, cả nước có gần 400 trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 85 ca dương tính với phẩy khuẩn tả xuất hiện rải rác tại các địa phương.

Chiều cùng ngày Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường Việt Nam xác định có 12 tỉnh, thành phố phát hiện có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nguy hiểm bao gồm Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Bình.

Hiện nguồn lây bệnh cũng hết sức đa dạng và không cố định như hai lần dịch trước, mắc nhiều ở độ tuổi lao động và những người hay phải ăn thức ăn đường phố.

Người bán rau rửa rau bằng .. nước cống tại tuyến cống thoát nước thuộc phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Tây đã diễn ra từ 5-6 năm nay. Ảnh : VOV.

Hà Nội vẫn là nơi bùng phát dịch đầu tiên (như hai lần trước) là trung tâm ổ dịch với gần 200 ca mắc, trong đó có 44 ca dương tính ở 13/14 quận, huyện có bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm . Các trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ, không liên quan đến nhau, đều có tiền sử ăn rau sống, thịt chó, mắm tôm, tiết canh, lòng lợn.

Hồ Linh Quang, phường Văn Chương - Hà Nội đã phát hiện có phẩy khuẩn tả trên mặt nước và đây cũng là khu vực tập trung nhiều người mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm tuy đã được khử trùng hàng tấn cloramin và giải tỏa chợ cóc tại đó. Đồng thời, ông Đáng cũng cảnh báo một số hồ, ao của Hà Nội và các tỉnh phát hiện có phẩy khuẩn tả, vì vậy nguy cơ dịch lây lan rộng rất lớn.

Kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong tháng 3 vừa qua lấy mẫu thực phẩm tại 7 địa phương có nguy cơ cao, gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Phòng và Hà Nội đã phát hiện nhiều mẫu bệnh phẩm như mắm tôm, rau sống, xa lát, dưa chuột, cà chua, thớt thái thịt sống .... đã phát hiện hàng trăm mẫu bị nhiễm phẩy khuẩn tả và các vi khuẩn đường ruột...

Tuy nhiên, Theo các chuyên gia của Tổ chức Y trế thế giới phẩy khuẩn tả, rất dễ lây lan quan đường miệng và cứ 1 người lành mang vi khuẩn tả sẽ có 20 người khác bị nhiễm bệnh nhưng phẩy khuẩn tả rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 độ C .

Chính vì vậy, nguy cơ dịch lây lan rộng trong cộng đồng là rất lớn nhưng chúng ta tuân thủ ăn chín, uống nước đun sôi và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là có thể hoàn toàn khống chế được dịch tả.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?