DN Bất động sản tiếp tục đưa 'yêu sách'
> ‘Nguy cơ vỡ nợ nếu ham mua nhà lãi suất 6%'
> 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo
> Những DN bất động sản kiên trì leo dốc
Mặc dù đã nhận được rất nhiều ưu ái từ các chính sách, giải pháp hỗ trợ từ nền kinh tế, trong khi bản thân lại không có nhiều động thái cụ thể để vượt qua giai đoạn kho khăn hiên nay, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đưa “yêu sách”.
Tại buổi toạ đàm về triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản vừa qua, một lần nữa giới chuyên gia, một lần nữa, các vấn đề và cũng là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản lâm vào cảnh ế ẩm, đóng băng kéo dài và đặc biệt là tình trạng khách hàng quay lưng với doanh nghiệp, rời bỏ thị trường bất động sản đã được đem ra mổ xẻ. Và cũng như rất nhiều những cuộc hội thảo trước đó, bài toán giá thành các sản phẩm bất động sản đã được đề tới đầu tiên là vấn đề sinh tử của thị trường.
Khi nhìn nhận về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Nói là thị trường đóng băng, nhưng thực tế, nhiều người bạn của tôi vẫn chưa thể mua được nhà. Trong giá bất động sản, có vấn đề gì đó bất bình thường, đặc biệt là các yếu tố cấu thành giá.
Quan điểm này đã lập tức nhận được sự chia sẻ của rất nhiều diễn giả tham gia buổi toạ đam, trong đó, TS. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị thế giới, nói rằng, muốn cứu bất động sản phải đánh giá xem bong bóng của Việt Nam hiện ở cỡ nào. Vì nếu tính giá bất động sản/thu nhập bình quân thì gấp 26,6 lần, trong khi các nước trong khu vực chỉ cao từ 4 - 6 lần.
Và một lần nữa khuyến cáo muốn cứu thị trường bất động sản thì phải xác định mức độ nghiêm trọng của “căn bệnh” mà thị trường này đang mắc phải đến đâu rồi mới kê đơn bốc thuốc.
Bất cập về giá các sản phâm bất động sản ở Việt Nam như vậy đã rõ và nó không phải vấn đề mới hay nóng bỏng gì lần đầu tiên được nhắc tới. Ngay từ những tháng đầu năm 2011, giới chuyên gia đã đưa nhận định giá bất động sản quá cao, sự phát triển quá “nóng” của thị trường đã được chỉ ra sẽ là nguyên nhân đẩy thị trường bất động sản xuống đáy. Và thực tế diễn biến thị trường hơn 2 năm qua đã chứng minh điều đó.
Thậm chí, sau rất nhiều lần giảm giá, sau rất nhiều lần thị trường xác lập mặt bằng giá mới, thời điểm hiện tại, vẫn có tính toán cho rằng, giá bất động sản vẫn có thể giảm thêm 30% nữa. Quan điểm này là của ông Phan Trường Sơn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HUD3.
Ông cho rằng, khách hàng đang phải gánh rất nhiều chi phí bất hợp lý trong giá thành sản phẩm bất động sản và một loạt những yếu tố phát sinh chi phí trên đã được ông chỉ ra. Và theo phân tích của ông, những khoản chi phí nay có thể giảm ngauy nếu cơ quan quản lý thực sự quyết liệt như chi phí quản lý đầu tư xây dựng có thể giảm 10%...
Nói như vậy để thấy rằng, giá thành bất động sản hiện tuy đã giảm nhiều so với trước nhưng không phải là không thể giảm thêm được nữa. Quan điểm của ông Sơn - dưới góc độ của một doanh nghiệp như vậy là khá rõ ràng và nó đã cho thấy, trong suốt thời gian qua, giới kinh doanh bất động sản vẫn chưa thực sự thể hiện hết sự cầu thị, quyết tâm giải cứu thị trường, phá bằng bất động sản của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bỏ mặc mọi khuyến cáo, chia sẻ cũng như phân tích của giới chuyên gia, tại buổi toạ đàm trên, một lần nữa, giới kinh doanh bất động sản lại lên tiếng đặt câu hỏi và nội dung cốt lõi của nó chẳng có gì khác, đòi thêm yêu sách. Theo đó, xung quanh câu chuyện về gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng sắp được Ngân hàng Nhà nước triển khai, đại diện một doanh nghiệp đã lớn tiếng đặt câu hỏi, tại sao chỉ hỗ trợ phân khúc nhà ở xã hội còn nhà ở thương mại thì không?
Trong nhiều bài viết trước, khi đi phân tích những vấn đề trên thị trường bất động sản và yêu sách mà giới kinh doanh bất động sản đưa ra trong nhiều thời điểm khác nhau, chúng tôi đã ví bất động sản chẳng khác nào một “đứa trẻ hư” vốn được nuông chiều, thích gì được đấy. Bất động sản đang ích kỷ, đang tham lam vì như đã nói ở trên, bất động sản đang ốm nặng, đang nghiêm trọng lắm rồi nhưng bản thân mỗi doanh nghiệp lại không thể hiện được sự cầu thị của mình.
Trong khi đó, nền kinh tế đã có rất nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ, giải cứu thị trường nhưng Nhà nước, Chính phủ không thể mãi chạy theo bất động sản được và người dân cũng không thể chấp nhận mãi cái cảnh “ăn trên ngồi chốc” của mấy ông “bất động sản” được. Khả năng tài chính của người dân có hạn, thu nhập những năm qua được cải thiện một cách hạn chế và họ sẽ không bao giờ chấp nhận oằn mình gánh lãi cho giới kinh doanh bất động sản được.
Các ông “bất động sản” cần phải hiểu rõ một điều: Sẽ chẳng bao giờ có chuyện đó, chẳng bao giờ người dân chấp nhận đi vay lãi để mua một sản phẩm có giá trị cao hơn giá thành của mình cả! Các ông cần phải biết giới hạn, nên dừng đưa ra những yêu sách, đòi hỏi vì giờ sẽ chẳng ai có thể cứu nổi các ông đâu!
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Năm 2009, Chính phủ cũng đã từng đưa tay cứu thị trường chứng khoán, nhưng không cứu nổi. Sau khi cứu, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm thêm. Còn hiện nay thị trường chứng khoán đang diễn biến đúng với tính chất của thị trường. Với bất động sản cũng vậy, đừng hy vọng và cũng không ai cứu nổi thị trường, vì sẽ có nhiều điều giống như chúng ta đã từng thấy khi cứu thị trường chứng khoán.
Theo Thanh Ngọc
PetroTimes