Nhưng nếu trăng là biểu tượng của một người con gái đẹp thì mây trôi gió cuốn lại là biểu tượng cho thời loạn ly.
Ánh trăng không thể đẹp trong đêm mây nhiều gió thổi bốn phương, một người con gái đẹp như Điêu Thuyền đâu thể hạnh phúc khoe sắc trong thời loạn lạc.
Tình yêu sét đánh với Lã Bố
Điêu Thuyền sinh vào những năm cuối thời Đông Hán. Thời đó trong cung, bọn hoạn quan câu kết khuynh đảo triều chính, ngoài cung thì giặc giã như ong khiến trăm họ không yên.
Điêu Thuyền hơn 10 tuổi, theo gia đình chạy loạn đến Lạc Dương nhưng bị lạc nhau, thành ra chỉ có cô và cha đến được kinh đô. Vừa đến Lạc Dương, cha Điêu Thuyền đổ bệnh, lại không có tiền thuốc thang nên qua đời.
Thương cha mất nơi đất khách quê người không có tiền chôn cất, Điêu Thuyền ôm xác cha ra chợ khóc lóc. Điêu Thuyền cứ quỳ ở chợ cầu xin mọi người cho tiền chôn cha và nguyện bán thân làm tỳ nữ suốt đời. Điêu Thuyền cứ thế khóc lóc đến chiều chờ phép mầu.
Lúc đó, quan tư đồ Vương Doãn đi qua, thấy cảnh thương xót bèn cho tiền để Điêu Thuyền chôn cha. Nhận thấy cô bé này có hiếu nên Vương Doãn nhận làm con nuôi mang về phủ, cho ăn học đàng hoàng, mướn thầy giỏi dạy cầm kỳ thi họa.
Vương Doãn là quan to trong triều Hán nhưng quyền lực khi đó thuộc về thái sư Đổng Trác. Đổng Trác có người con nuôi là Lã Bố sức khỏe địch muôn người nên trong triều không ai dám cãi.
Năm 190, quân chư hầu các nơi thảo phạt Đổng Trác, vây đánh kinh đô Lạc Dương. Trước thế mạnh quân chư hầu, Đổng Trác bắt vua và trăm quan phải chuyển sang Trường An để dễ phòng ngự. Vương Doãn cũng như các quan phải dắt gia quyến đi từ Lạc Dương đến Trường An.
Năm đó, Điêu Thuyền tròn 16 tuổi và sắc đẹp rạng ngời. Vương Doãn sợ con gái nuôi khổ nên thuê một cỗ xe ngựa chở Điêu Thuyền đến Trường An. Do tình hình loạn lạc nên giữa đường, Vương Doãn lạc xe ngựa của Điêu Thuyền. Xe của Điêu Thuyền bị bọn giặc cỏ chặn lại. Khi thấy trong xe chỉ có một cô gái xinh đẹp, cả bọn hau háu như sói thấy cừu non, định bụng làm nhục Điêu Thuyền.
May thay Lã Bố đi qua và một ngựa, một kích đánh tan đám giặc cỏ, cứu được Điêu Thuyền. Trông thấy mỹ nhân, Lã Bố hồn điên phách đảo, tuy rất si mê nhưng không dám làm điều thất thố. Lã Bố hỏi thăm tên tuổi gia cảnh rồi đích thân đưa Điêu Thuyền đến tận phủ Vương Doãn ở Trường An.
Sau khi cha con trùng phùng, Vương Doãn mới hỏi đầu đuôi câu chuyện và đoán được 8 phần Lã Bố đã si mê Điêu Thuyền. Từ đó, Vương Doãn nảy ra một kế, dùng Điêu Thuyền làm trung tâm ly gián được sắp đặt vô cùng công phu, tinh xảo.
Rơi vào tay giặc dâm họ Đổng
Mấy hôm sau, Vương Doãn mời Lã Bố đến nhà chơi để tạ ơn cứu mạng con gái. Vương Doãn cho Điêu Thuyền ra dâng rượu tạ ơn và ngầm theo dõi xem Lã Bố có si mê Điêu Thuyền không. Nhìn nét mặt ngây dại của Lã Bố, Vương Doãn tin chắc toan tính của mình đã chuẩn nên ông đề nghị gả Điêu Thuyền cho Lã Bố.
Từ ngày được vị anh hùng Lã Bố cứu, Điêu Thuyền rất cảm kích và trong lòng nảy sinh tình cảm với viên dũng tướng này. Khi thấy cha muốn gả mình cho ý trung nhân thì lòng cô vui mừng. Nhưng ngay tối hôm đó, Vương Doãn gọi con gái ra và quỳ mọp xuống chân Điêu Thuyền khóc lóc cầu xin: gả cho Lã Bố chỉ là giả, thật sự ông muốn gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác và cậy nàng dùng sắc đẹp quyến rũ để hai cha con nhà Đổng Trác - Lã Bố giết hại lẫn nhau.
Từng câu của Vương Doãn như sét đánh ngang tai khiến Điêu Thuyền như từ đỉnh cao rơi tụt xuống vực sâu. Từ giấc mộng đẹp cùng Lã Bố anh tuấn, nàng phải chuẩn bị hầu hạ cho lão già quái vật Đổng Trác. Nhưng trước việc cha nuôi quỳ xuống van nài, Điêu Thuyền không cách nào khác là đồng ý với hai hàng nước mắt.
Mấy hôm sau, Vương Doãn mời Đổng Trác về phủ và cũng cho Điêu Thuyền ra múa hát dâng rượu. Nuốt nước mắt vào trong, Điêu Thuyền trổ hết tài sắc khiến con dê già họ Đổng ngây mắt si mê. Thấy cá cắn câu, Vương Doãn vội xin dâng Điêu Thuyền cho Đổng Trác và gã này không hề khách khí, sai mang theo về phủ luôn.
Lã Bố hay tin Điêu Thuyền về phủ Đổng Trác thì xồng xộc đến phủ Vương Doãn hỏi cho ra lẽ. Vương Doãn trả lời rằng Đổng Trác đón Điêu Thuyền về phủ chuẩn bị gả cho Lã Bố nên Lã Bố vui vẻ ra về. Nhưng đợi mãi đến đêm mà chẳng thấy ai nói chuyện gả Điêu Thuyền, Lã Bố lồng lộn sang phủ Đổng Trác tìm.
Thấy thái độ hung tợn của Lã Bố, bọn lính canh không dám cản. Khi vào tận phòng ngủ của cha nuôi, Lã Bố thấy Điêu Thuyền ở cuối giường, y phục xộc xệch nước mắt tuôn rơi…
Những ngày sau đó, Điêu Thuyền phải ra sức phục vụ để lấy lòng Đổng Trác. Phải nói thêm, Đổng Trác là người lười tắm, hôi hám vô cùng. Hơn nữa, thân hình của y to béo với mỡ bụng cả tảng và râu ria xồm xoàm, nhờn bóng hết sức đáng sợ. Nhiều cung nữ vì tỏ ý sợ hãi trước bộ dạng này của Đổng Trác nên mất mạng. Đổng Trác không chỉ tàn ác mà mặt mũi hung tợn.
Trong cung nhà Hán, hắn đã hại đời không biết bao nhiêu cung nữ. Kẻ nào không theo lời thì hắn sai người bỏ vào bao tải lấy gậy đập chết. Nói về sự dâm dật của Đổng Trác thì sách Hán thư có viết: “Đổng Trác vốn tính hiếu sắc nên phế vua cũ lập vua trẻ để dễ bề cưỡng đoạt các cung nữ của vua. Chuyện phòng the của y học theo người Khương nên rất quái đản không hợp với người thường.
Mỗi đêm, Đổng Trác thường gọi cả chục cung nữ vào hầu hạ và đêm nào cũng có vài người bị đánh gậy chết vì không chịu được những trò quái đản của họ Đổng”.
Ấy vậy mà Điêu Thuyền vẫn ra sức hầu hạ những trò dâm dật quái đản làm y thỏa mãn. Nhưng đó chỉ là ngoài mặt, còn trong lòng thì Điêu Thuyền căm thù tên giặc già này vô cùng. Nàng nhờ người gửi gắm nỗi nhớ đến Lã Bố và cho biết tình yêu dành cho Lã Bố luôn trong tim. Lã Bố dù biết Điêu Thuyền là người của Đổng Trác nhưng không nguôi tình yêu mà vẫn ngày đêm thương nhớ. Họ thường lén lút gặp nhau và Điêu Thuyền chiều cả Lã Bố khiến Lã Bố si mê không dứt ra được.
Lã Bố lúc này trai tráng, sức như cọp beo lại luôn phải giấu nỗi nhớ trong lòng nên mỗi lần hai người gặp nhau thì mây mưa không khác gì bão trong biển động. Một cô gái liễu yếu đào tơ mà phải hầu hạ một lúc hai cha con đều thuộc loại võ biền, hùng hục thì quả là điều khó tưởng tượng nổi, có hôm chiều vừa gặp Lã Bố mà tối lại phải hầu hạ Đổng Trác 2-3 lượt thì mệt không để đâu cho hết.
Có giai thoại cho rằng Đổng Trác đã cho Điêu Thuyền uống loại xuân dược đặc biệt của người Hung Nô nên càng mây mưa, càng khỏe ra nên nàng mới chịu được hai con mãnh thú giày vò.
Ngoài ra, Điêu Thuyền uống thêm các loại thảo dược đặc biệt để khỏi thụ thai vì nếu có thai sẽ không hấp dẫn, không quyến rũ được Đổng Trác và Lã Bố để thực hiện kế ly gián của cha.
Những lúc đầu gối tay ấp, Điêu Thuyền luôn ý tứ gần xa muốn Lã Bố làm điều gì đó để hai người có thể vui vầy cả đêm chứ không phải vụng trộm như vậy. Nàng cũng thường than vãn nỉ non chuyện dâm dật của Đổng Trác khiến Lã Bố máu ghen bốc hỏa.
Ngày vui chẳng tày gang
Động lực tình yêu đã giúp Lã Bố thoát khỏi cám dỗ vinh hoa phú quý mà Đổng Trác ban tặng. Năm 192, được sự giúp đỡ của Vương Doãn, Lã Bố đã nhân cơ hội thuận lợi để giết chết gã gian thần Đổng Trác. Phần thưởng lớn nhất cho Lã Bố trong lần thảo nghịch này là cứu được người tình trong mộng Điêu Thuyền và đưa nàng về phủ.
Tuy nhiên, ngày vui của hai người kéo dài không lâu. Sau đó, thiên hạ đã loạn lại càng loạn. Dư đảng của Đổng Trác đánh đuổi Lã Bố. Các lộ chư hầu cũng mang quân đánh Lã Bố nên cuộc sống Lã Bố ở trên lưng ngựa nhiều hơn trong màn gấm. Bản thân Điêu Thuyền cũng theo Lã Bố chạy loạn khắp nơi. Hai người chưa hề có phút giây nào uống rượu ngâm thơ, ngắm hoa thưởng nguyệt.
Năm 198, Lã Bố bị bắt sống tại thành Hợp Phì và bị Tào Tháo xử tử. Có khá nhiều giả thuyết xung quanh số phận Điêu Thuyền sau khi Lã Bố chết. Giả thuyết cho rằng Điêu Thuyền được Tào Tháo đưa vào đài Đồng Tước để hầu hạ nhưng không bao giờ sủng ái vì sợ nàng mang họa giống như với Đổng Trác và Lã Bố nên nàng chết trong lạnh lẽo.
Giả thuyết khác lại cho rằng Tào Tháo đã ban cho Điêu Thuyền chết vì sợ sắc đẹp của nàng làm nghiêng nước, nghiêng thành. Nhưng có một giả thuyết được coi là phù hợp với tính cách của Điêu Thuyền hơn cả là nàng đã tự sát sau khi Lã Bố bị hành hình và yêu cầu được chôn chung cùng Lã Bố.
Theo Tú Anh
Dòng Đời