Điều ít biết về cây cầu bị mất “giấy khai sinh“

Cầu Đuống có tuổi đời đúng bằng cầu Long Biên, thế nhưng ít người biết tới lịch sử của cây cầu này và ngày nay gần như nó cũng bị lãng quên ít nhiều...

Cầu Đuống được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19 và khánh thành vào năm 1902, cũng đúng vào năm cầu Long Biên "thông xe". Ấy thế nhưng rất ít người biết được rằng cây cầu này cũng có cả một quá trình lịch sử khá hào hùng của riêng nó. Cũng như cầu Long Biên, cầu Đuống được người Pháp xây dựng phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hóa, khí tài và bóc lột tài nguyên của nước thuộc địa Việt Nam.

Khởi thủy cầu được thiết kế rất đặc biệt vào thời đó, cầu có cầu có 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ cầu, với trụ chính có thể đỡ nhịp giữa cầu xoay ngang được, cho thuyền bè phía dưới qua lại dễ dàng. Thế nhưng, trong một cuộc ném bom của Mỹ, cầu đã bị phá hủy và đến năm 1981 cầu được xây mới hoàn toàn trên chính vị trí cũ. Chính vì vậy ngày nay nhiều người chỉ biết đến cầu Đuống với hình ảnh một cây cầu mới được xây dựng, không có gì đặc biệt.

Cũng như số phận thăng trầm của nó, đến nay không còn nhiều tư liệu, hình ảnh lịch sử về cây cầu này để chúng ta có thể hình dung được về ề cây cầu quay đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Cầu Đuống hiện nay là cầu đường sắt với 2 bên dành cho các phương tiện cơ giới, thô sơ đi lại, qua nhiều năm gánh trách nhiệm là cây cầu nối tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 1A cũ từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc cũng đã xuống cấp khá nhiều...

Một số hình ảnh hiện tại của cầu Đuống:

Cầu Đuống hiện nay, qua nhiều lần tu sửa ,nhịp và dầm thép khá giống với cầu Chương Dương

Hiện giới hạn cầu chịu tải là 13 tấn

Cầu nằm trên tuyến Quốc lộ 1A cũ, nối phường Đức Giang, quận Long Biên với thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Dù là một cây cầu quan trọng tuy nhiên hiện trạng của nó hiện không được tốt, đặc biệt hai bên đường dẫn đầu cầu khá nhếch nhác

Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 cầu đứng trước nguy cơ hỏng nặng do hàng ngày lượng xe tải trọng lớn chạy qua quá nhiều, sau khi người dân phản ánh, cùng các phương tiện truyền thông lên tiếng, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp cùng cảnh sát giao thông, ngành đường sắt giới hạn các phương tiện này qua cầu cũng như tiến hành tu sửa lại cầu để đảm bảo cho cầu vẫn có thể tiếp tục phục vụ giao thông trên tuyến đường huyết mạch này


Bộ đội ta đặt chân lên cầu Đuống ngày 8/10/1954 chuẩn bị cho ngày tiếp quản Thủ đô (ảnh st)

Các dầm thép khá giống với thiết kế của cầu Chương Dương

Hiện các xe tải trọng lớn đã không được phép lưu thông qua cầu

Cầu Đuống hiện nay không còn một chút bóng dáng của cây cầu quay được xây dựng từ hơn 100 năm về trước

Theo Theo VOV Giao Thông