Đến Hollywood - nói chuyện làm phim

TPCN - Hollywood là ngoại ô ở phía tây bắc thủ phủ Los Angles. Đường dẫn về trung tâm luôn bị cản vì các rào chắn của các nhóm làm phim truyện.
Tác giả (đứng giữa) ở phim trường Universal-Hollywood

Các công ty điện ảnh Hollywood đua nhau quay những trường đoạn ở phim trường Universal. Hàng ngày, du khách đến tham quan, đủ các màu da và sắc tộc.

Trên con đuờng Danh Vọng phải gửi xe ngoài xa, thả bộ hàng trăm cây số. Đường những ngôi sao điện ảnh đông nghẹt người qua lại. Những ban nhạc dựng sàn diễn ngay giữa lối đi, như ta thường biểu diễn dịp lễ hội ở trước nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Những phim trường khổng lồ đầy đủ cảnh trí thiên nhiên được xây cất nơi đây. Trước thế giới chiến tranh thứ nhất phim ảnh được thực hiện ở một số thành phố, nhưng những nhà làm phim đã đổ xô về đây khi ngành công nghiệp giải trí này phát triển.

Ở Hollywood – có nghĩa là rừng cây xanh mùa đông đồi núi ngập trùng lên xuống hàng chục lần thang cuốn. Những phim trường xây dựng trên ngọn đồi bát úp như thành phố Thái Nguyên ta, cũng rừng cây xanh và thung lũng nhỏ.

Năm 1887 Ngài H.Wilcox sáng lập ra nơi này, sau khi ông mất, bà Beveridge đặt tên thành phố này là Hollywood, bà là mẹ đẻ ra chốn phồn hoa đô hội rừng cây xanh. Các phim trường Burbank, NBC, Disney, Republic… dẫu ở đây một tuần lễ cũng không đi hết được.

Riêng Studio Universal đi bằng xe bus vòng quanh phải mất 3 tiếng đồng hồ. Đó là chỉ “cỡi xe xem hoa” mà thôi! Universal nơi khai sinh ra những bộ phim đồ sộ nổi tiếng thế giới như Vua sư tử, Kingkong, Xác ướp Ai Cập, Công viên khủng long.

Năm 2005 phim Kingkong dựng lại với số tiền trên 200 triệu USD… Chúng tôi đã xem những show tái hiện gay cấn đến nghẹt thở…

Ở Hollywood các nhà điện ảnh được cuốn hút bởi khí hậu miền Nam ôn hòa, giúp cho việc quay phim ngoài trời được dễ dàng quanh năm. Phong cảnh đa dạng có rừng, có sông, có núi, có đèo dốc quanh co … đều là khung cảnh thật.

Trong thời kỳ thịnh vượng của Hollywood vào những năm 1930-1940 phim ảnh được sản xuất nơi đây như ô tô ra khỏi dây chuyền của hãng Henry Ford vậy!

Các loại phim hài, phim ca nhạc, hoạt hình, phim lịch sử, tình yêu, tình báo… hầu hết đều ra đời ở Hollywood. Những phim bạo lực ở đây và phim sex châu âu rất sợ, họ cấm thanh niên xem.

Phim “To have and have not” (1994) lừng danh khắp nơi vì có hai siêu sao Humpley Bogart và Lauren Basscall, được biên dịch bởi các nhà văn học được đoạt giải Nobel là HemingWay và William Faul Kner.

Phim Citizen Kane của đạo diễn Orson Welles (1941) đó là bộ phim vĩ đại nhất nước Mỹ cũng ra đời tại kinh đô điện ảnh này. Phim trường có đủ cảnh nước lũ, thác nước; lại có cảnh lâu đài cháy, lại cảnh động đất, đất lở ầm ầm, tất cả đều như thật.

Lại có cảnh Boeing rơi, dàn dựng cả chục triệu đô la… Có cả hải tặc trên biển cả mênh mông tàu hơi nước và canô chạy trong bể như ngoài khơi xa. Cảnh nào cũng thật cũng sống động, làm sao phim không hay được?

Có cả túp lều, có cả biệt thự, lâu đài hoành tráng, có cả thú rừng, hoa cỏ đang tươi. Chao ôi! Một thế giới thu lại ở phim trường Universal này.

Buổi chiều tĩnh mịch, chúng tôi ngồi ăn ở quán Hard Rock quán ăn nổi tiếng các món ngon ở đây. Ngồi gần tôi là Anna một cô gái Mỹ gốc Pháp. Cô đang nói chuyện về các món ăn ngon ở đây, món ăn ngoài thực đơn có sẵn…

Tôi lái câu chuyện về các siêu sao điện ảnh và ca nhạc lừng danh đã được cẩn trên lề đường. Những ngôi sao bằng đá cẩm thạch màu đỏ, viền vàng những nhân vật nổi danh trên thế giới: tôi chỉ trên hè phố tên tuổi Marylin Monroe, Natalia, Anthny, Barbara La Marr… dưới thềm nhà hàng hai bên lối đi.

Các danh ca, đạo diễn, diễn viên lừng lẫy tên tuổi của điện ảnh thế giới, của những siêu cường điện ảnh Pháp, Anh, Mỹ, ấn Độ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật… từ gần một thế kỷ nay.

Anna hỏi tôi từ đâu đến? Tôi trả lời từ Thành phố Hồ Chí Minh. Thế là cô lấy bút bi vẽ trên tờ giấy một chữ S to tướng và hô Điện Biên Phủ! Tôi cảm ơn, và hỏi bằng tiếng Pháp – nơi sinh, quốc tịch và ở công ty điện ảnh nào? Đúng như dự đoán, Anna có cha là người Mêhicô, mẹ là người Pháp, cho nên cô nói được tiếng Tây Ban Nha, Anh, Pháp.

Cô hỏi tôi ở Việt Nam có bao nhiêu phim trường và cô đã xem được phim tài liệu Điện Biên Phủ, Thiên sử truyền hình, Sài Gòn sụp đổ, Cánh đồng hoang…

Tôi đã nói với Anna về điện ảnh còn non trẻ của Việt Nam đã có phim trường ở Đông Anh gần Hà Nội những năm 60 thế kỷ trước, rồi chiến tranh máy bay Mỹ ném bom triệt phá, trơ trọi.

Giờ đây hợp tác với nước ngoài xây dựng ở Thủ Dầu Một gần thành phố Hồ Chí Minh một phim trường rộng cả trăm hecta. Trong buổi trưa chớp nhoáng, sau bữa ăn nhanh chúng tôi cũng trao đổi nhau vội vàng.

Tôi cũng khoe Mùa len trâu năm 2006 phim Việt Nam sẽ lần đầu dự giải Oscar đó! Người bạn gái Anna bắt tay tôi chúc thắng lợi! Rồi mỗi người vội vã chia tay.