> Phòng chống tham nhũng: Cần tìm 'nút thắt cổ chai'
> Cần xem lại lương ngành điện
> Điện lỗ, xăng dầu lãi
thị trường viễn thông đầy sôi động tại Việt Nam.
Giá trị đầu tư ngoài ngành rất lớn
Ông Đông kiến nghị: Trong 2-3 năm tới, cần tập trung hoàn thiện khung pháp luật và cơ cấu tổ chức, việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước cùng với tái cấu trúc tập đoàn hiện có.
Theo Bộ KH&ĐT, hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) đầu tư dàn trải và hiệu quả chưa cao, nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước đầu tư “quá nóng”. Ngoài ra, một số TĐKTNN mặc dù năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh chính nhưng các tập đoàn vẫn thực hiện đầu tư ra ngoài ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính, vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân sẵn sàng đầu tư.
Tổng đầu tư ngoài ngành của 11 tập đoàn là trên 19.500 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ đô la), trong đó dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí (6.708 tỷ đồng), Công nghiệp Cao su (3.848 tỷ đồng).
Bộ KH&ĐT nhận định, nếu nhìn vào tỷ trọng đầu tư ra ngoài ngành so với vốn chủ sở hữu thì tỷ lệ đầu tư ngoài ngành vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lĩnh vực đầu tư và con số tuyệt đối thì giá trị đầu tư rất lớn và cần phải xem xét lại. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm... Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao.
Ví như Tập đoàn Điện lực VN (EVN), tổng đầu tư ngoài ngành là 2.107 tỷ đồng, nhưng chỉ có 5 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành khác, còn lại hơn 2.100 tỷ được đầu tư vào bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản...?(chiếm 99,8%). Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.636 tỷ đồng (chiếm trên 84% tổng đầu tư ngoài ngành) vào lĩnh vực nhạy cảm kể trên.
“Việc các tập đoàn dùng uy tín, nguồn lực của nhà nước để đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm được sẽ làm giảm cơ hội và hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân. Hơn nữa, thực tế việc đầu tư ra ngoài ngành của các TĐKTNN không mang lại hiệu quả, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất kinh doanh chính và hệ lụy cho sự phát triển chung của tập đoàn”- Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết.
Ngoài ra, theo Bộ KH&ĐT, một số tập đoàn như Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng, EVN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tương đối cao, tương ứng là 3,91 và 4,25 lần (hệ số an toàn vốn là dưới 3 lần). Với cách tiếp cận căn cứ cả vào hệ nợ trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả kinh doanh hiện nay của các TĐKTNN, Bộ KH&ĐT cho rằng, EVN hiện đang có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao và các tập đoàn ở khối xây dựng và kinh doanh bất động sản rủi ro ở mức trung bình.
Những rủi ro này cũng được chứng minh ở Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng. Một số công ty thuộc tập đoàn này đang lâm vào tình trạng không trả được các khoản nợ nước ngoài đến hạn, như Cty CP Xi măng Đồng Bành.
Kiến nghị không thành lập mới, không kinh doanh đa ngành
Bộ KH&ĐT đã chính thức đề nghị, tạm ngừng việc thí điểm thành lập mới TĐKTNN để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và tái cấu trúc các tập đoàn đã được thí điểm thành lập. Bởi, đến nay, đã có 12 TĐKTNN được thành lập nhưng những nội dung thí điểm áp dụng đối với các TĐKTNN vẫn chưa được triển khai thực hiện, việc tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát tập đoàn còn nhiều vấn đề đặt ra.
Bộ KH&ĐT cũng kiến nghị tái cấu trúc các TĐKTNN theo hướng không duy trì mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại lĩnh vực đầu tư, giảm bớt số lượng ngành nghề liên quan của tập đoàn để tập trung hơn vào một số công đoạn, khâu then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính...?Thực hiện chuyển các công ty mẹ trong TĐKTNN thành công ty cổ phần theo lộ trình thích hợp từ nay đến năm 2020.
Lỗ hổng trong quản lý các tập đoàn
Theo đại diện Đảng ủy Khối DN T.Ư, hiện nay có khoảng trống trong quản lý vốn tại các tập đoàn. Đến khi xảy ra “chuyện này, chuyện kia” thì Đảng ủy tập đoàn không nắm được do không được bàn, thảo luận về chiến lược, kế hoạch đầu tư. Do vậy, cần có tổ chức chuyên trách quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn. Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động VN cũng nhận định, hiện có lỗ hổng trong quản lý và cơ chế giám sát hoạt động của các tập đoàn.
Ngoài ra, việc thực hiện quy chế dân chủ trong tập đoàn cũng giảm sút, trước đây là DN nhà nước cứ 2 năm đại hội công nhân viên chức một lần. Khi lên tập đoàn, một số đơn vị không tổ chức đại hội công nhân viên chức, dẫn đến việc giám sát của người lao động không còn hiệu lực.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mục tiêu kiên trì xây dựng những tập đoàn mạnh góp phần ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng.
Thủ tướng yêu cầu, ngay trong năm 2011, hoặc muộn nhất là đầu năm 2012, các tập đoàn phải hoàn thành phương án tái cơ cấu theo hướng tập trung vào những ngành nghề chính được giao, tránh đầu tư dàn trải, thoái vốn đầu tư vào những ngành nghề không liên quan. “Phải mạnh dạn cổ phần hóa những DN nhà nước không cần chi phối. Sáp nhập những DN nhỏ. DN thua lỗ thì phải giải thể hoặc chuyển giao cho đơn vị khác làm hiệu quả hơn” - Thủ tướng nói.