Dầu Brent vượt mốc 50USD lần đầu kể từ đầu tháng sáu

TPO - Dầu Brent đã tăng lần đầu tiên kể từ đầu tháng 6 trong phiên giao dịch hôm 20/7, phá vỡ mốc 50USD/thùng.
Ảnh: Reuters

Hợp đồng dầu thô Brent giao tương lai LCOc1, chuẩn nhãn mác quốc tế, tạm đứng ở mức 50,10USD vào lúc 12h57GMT, tăng 0,4USD so với phiên đóng cửa trước đó.

Hợp đồng dầu thô giao tương lai của Mỹ chuẩn nhãn quốc tế, Tây Texas (WTI) CLc1 dừng ở mức 47,42USD/thùng, cao hơn 0,3USD so với thời điểm chốt phiên trước đó.

Cả hai loại dầu đã được giao dịch ở mức cao nhất kể từ ngày 7/6 sau khi tăng hơn 1,5% trong phiên giao dịch trước đó nhờ báo cáo về lượng hàng tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ suy giảm cuối tuần trước.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, trữ lượng dầu thô của Mỹ USOILC = ECI giảm 4,7 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 14/7, giảm nhiều hơn dự đoán của các nhà phân tích với con số 3,2 triệu thùng.

Các kho dự trữ xăng giảm 4,7 triệu thùng, cao hơn 655.000 thùng so với con số giảm kỳ vọng. Các kho dự trữ sản phẩm chưng cất trung bình giảm 2,1 triệu thùng trái hoàn toàn với dự đoán mức tăng 1,2 triệu thùng.

Commerzbank cho biết: “Sự sụt giảm trữ lượng lưu kho xăng và các sản phẩm chưng cất đã phá vỡ thế kháng cự và đẩy mức giá bứt phá lên mức cao nhất trong nhiều tháng”.

Sức mạnh trong các thị trường toàn cầu và giao dịch đồng euro đạt gần mức cao trong 14 tháng, cũng là một yếu tố thúc đẩy tăng giá. Điều này là do ngành kinh doanh dầu mỏ sử dụng đồng USD để giao dịch, vì vậy bất kỳ sự suy yếu nào của đồng bạc xanh sẽ làm cho giá trị của nó giảm hơn so các loại tiền tệ.

Olivier Jakob, giám đốc điều hành của PetroMatrix nói: "Về mặt kỹ thuật, đó là một ngày chủ chốt.  Nếu chúng ta có thể duy trì mức kháng cự mới này (trên 50USD) thì chúng ta có thể bắt đầu tin tưởng một chút vào một đà tăng mới.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại lan rộng về lượng dự trữ lưu kho cao và sản lượng nguồn cung tăng mặc dù Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nhà sản xuất khác đã rất nỗ lực cắt giảm.

Các kho dự trữ dầu của Mỹ hiện với khoảng 490 triệu thùng, vẫn cao hơn mức trung bình năm năm, trong khi sản xuất của Hoa Kỳ C-OUT-T-EIA đã tăng gần 12% kể từ giữa năm 2016 lên mức 9,4 triệu thùng/ngày (bpd). Sản lượng từ các thành viên của OPEC và Libya và Nigeria cũng đã bổ sung vào nguồn cung số lượng thặng dư.

OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ gặp nhau tại St Petersburg, Nga vào thứ Hai tuần tới để thảo luận về thị trường dầu mỏ. OPEC và các nước đồng minh không thuộc OPEC, bao gồm cả Nga, đã cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1 năm nay đến cuối tháng 3/2018.

Sự thiếu sự tuân thủ của một số và hai quốc gia miễn trừ thỏa thuận cắt giảm đã làm suy yếu nỗ lực tái cân bằng lượng cung cầu thị trường và ép rớt giá.

Theo Theo Reuters