> Đi tìm con người Hoàng Trung Thông
> Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Đầu trần đi dưới trời mưa
Đó là trường hợp Nguyễn Tuân được nhà văn Dế mèn…kể lại trong hồi ký “Cát bụi chân ai”. Về cốt cách đời sống lẫn văn ngôn dị biệt mà nhiều người “không chịu được” của Nguyễn.
Nguyễn Huy Thiệp chia văn chương ra ba loại. Trong một vạn nhà văn, thì chỉ có 10 người là đáng kể. Trong đó chỉ có 1 bậc là thiên tài đắc đạo. Chín (9) cao thủ còn lại thuộc dòng “văn chương nổi loạn” thể hiện tài tình đời sống tự do cá nhân của mình và nhân vật, đọc vào thấy “rờn rợn, ghê ghê”.
Và tất nhiên sẽ bị búa rìu dư luận phang không thương tiếc. Tác giả “Tướng về hưu” từng bị “phang” này, lý giải: “Số nhà văn hiếm hoi trên chắc chắn từng trải, tốt bụng, uyên thâm. Ở họ ranh giới tốt xấu có khi nhoè vì họ chỉ quen làm điều tốt chứ có làm điều xấu bao giờ đâu. Lỗi duy nhất của họ là quá thật với mình và với bạn đọc”.
Đĩa nhạc “Thằng mõ 1” của nhạc sĩ Ngọc Đại vừa có quyết định thu hồi, tiêu huỷ. Đó là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chức năng trên cơ sở luật định. Nhưng lạ một điều là sự lặng như tờ của giới phê bình âm nhạc.
Khi người nghe, người xem đang cần được hiểu rõ hơn những “vi phạm” dưới góc độ chuyên môn, qua hình thức báo chí công khai, lành mạnh.
Bây giờ, mỗi khi có di tích nào hư hại, hay bài học lịch sử bị lãng quên, người ta lại nhắc câu “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.
Kỳ thực, chẳng phải di tích lẫn quá khứ dân tộc gì cao xa, mà nhà thơ Abutalip Gafurov nói câu ấy là để “kể khổ”.
Khổ, vì người ta luôn buộc ông lúc nào cũng phải xúng xính với danh hiệu nhà thơ nhân dân, lãnh đạo Hội Nhà văn, uỷ viên đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao của Cộng hoà Đaghextan, chứ không thể xuềnh xoàng, sẵn sàng xắn tay vào các nghề cũ như thổi kèn dạo, chăn bò, thợ tráng men mà ông ưa thích và luôn tự hào…
Abutalip chỉ nghĩ “đại bác” sẽ bắn vào thơ mình nếu ông không còn là chính mình.