Quá trình sản xuất vật liệu, được làm từ tế bào gốc (có khả năng chuyển đổi thành các loại tế bào khác nhau) và tế bào sơ cấp (phát triển trực tiếp từ mô người), đã được các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm khoa học sinh học quốc gia Brazil (LNBio), thuộc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và vật liệu Brazil (CNPEM) mô tả trên tạp chí Communications Biology.
"Chúng tôi đã có thể phát triển một mô hình da hoàn chỉnh với ba lớp gồm lớp biểu bì và lớp hạ bì. Bằng cách này, chúng tôi có thể có được một mô hình có các đặc điểm rất giống với con người", Ana Carolina Migliorini Figueira, nhà nghiên cứu tại LNBio-CNPEM và là điều phối viên của dự án, cho biết.
Theo Figueira, mô hình da 3D đã được khám phá như một phương pháp thay thế cho việc sử dụng động vật, ví dụ, trong thử nghiệm hấp thụ mỹ phẩm.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật mô để cải tiến công nghệ và thành công trong việc tạo dựng một lớp da người dày tương đương với lớp hạ bì để tạo ra môi trường gần giống với mô người thực sự, cho phép tế bào bám dính, tăng sinh và biệt hóa hiệu quả hơn.
LNBio sẽ sản xuất da cho các nghiên cứu của riêng mình, nhưng cũng có thể sản xuất vật liệu cho các viện nghiên cứu đối tác. Mục đích là giúp phát triển các mô ghép để điều trị vết thương và vết bỏng.
Thông qua một dự án khác, các nhà nghiên cứu Brazil dự định sử dụng lớp da 3D thực tế hơn để phát triển mô hình da bệnh nhân tiểu đường có vết thương mãn tính.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu LNBio sẽ có thể mạch hóa mô hình da người trong ống nghiệm thành ba lớp để tạo ra phiên bản mô phỏng đặc điểm da của người mắc bệnh tiểu đường, những người có vết thương khó lành và có nguy cơ phải cắt cụt chi.