Trung Quốc bắn hạ vệ tinh
Năm 2007, Trung Quốc thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh, bắn hạ một vệ tinh thời tiết của nước này, tạo ra hàng vạn mảnh vỡ trong không gian và là mối đe dọa với các vệ tinh khác.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa năm 2013 của Trung Quốc khiến Lầu Năm Góc thực sự chú ý, làm dấy lên lo ngại vũ trụ sẽ trở thành một mặt trận mới trong chiến tranh hiện đại.
Theo đó, tháng 5/2013, Trung Quốc đã phóng một tên lửa bí ẩn từ khu vực phía tây nam nước này vào vũ trụ theo quỹ đạo đạn đạo với độ cao đỉnh trên 33.000km. Hành trình sau đó đưa nó vào gần quỹ đạo địa tĩnh – nơi Mỹ đặt vệ tinh an ninh quốc gia.
Hoa Kỳ hiện có nhiều vệ tinh nhất so với bất kỳ quốc gia nào. Để đối phó với các mối đe dọa đang rình rập trong không gian, Bộ Quốc phòng và cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu dành hàng tỷ đô la để bảo vệ “tài sản giá trị nhất trong không gian” – theo Tướng John Hyten thuộc Bộ Tư lệnh Không gian mô tả.
Mỹ đối mặt với thách thức
Đối mặt trước đe dọa xảy ra chiến sự trong không gian, các quan chức quốc phòng Mỹ đang tìm cách để bảo vệ các vệ tinh dễ gặp nguy hiểm và để giữ thông báo về những gì kẻ địch đang làm cách hàng trăm, chứ không phải hàng nghìn dặm so với bề mặt trái đất.
Họ đang làm cho vệ tinh mạnh hơn, cho phép chịu những nỗ lực gây nhiễu. Và thay vì chỉ dựa trên những hệ thống lớn và đắt tiền, các quan chức quốc phòng lên kế hoạch gửi các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo.
Đồng thời, Lầu Năm Góc cũng chỉ định Bộ trưởng Không quân làm “cố vấn không gian chính” để phối hợp các hoạt động trong không gian với Bộ Quốc Phòng. Các cơ quan bắt đầu tham gia vào kịch bản game chiến tranh - liên quan tới trận chiến không gian tại trung tâm chỉ huy hoạt động không gian chung.
Loạt hoạt động làm tăng lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang công nghệ mới. Thậm chí, Lầu Năm Góc còn phát triển “Hàng rào không gian”, cho phép để theo dõi tốt hơn các mảnh vỡ trong không gian.
Lầu Năm Góc nhận định, trong khi Mỹ đang sa lầy trong các hoạt động chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan, Nga và Trung Quốc đang phát triển cơ hội tấn công vào nước Mỹ từ vũ trụ.
Trình độ công nghệ cao đã giúp quân đội Hoa Kỳ một lợi thế đặc biệt hơn so với các đối thủ và trong những năm qua, quân đội đã đưa hàng tá vệ tinh vào không gian.
Theo Washington Post, Nga, Trung Quốc và những nước khác đang phát triển công nghệ có thể làm hỏng cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia mà Mỹ lập ra trong không gian, đặc biệt đáng báo động là số phận vệ tinh quân sự của Mỹ.
Xung đột mới có thể xảy ra
Đô Đốc Hải quân Cecil Haney, Tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ gần đây cho biết, Triều Tiên đã có khả năng gây nhiễu vệ tinh GPS, Iran đang mải xây dựng một chương trình không gian và “các tổ chức cực đoan bạo lực” có thể truy cập vào các công nghệ vũ trụ để mã hóa thông tin liên lạc mã hóa.
“Chúng ta phải công nhận rằng dù chúng ta đã nỗ lực nhưng một cuộc xung đột trong tương lai có thể bắt đầu hoặc mở rộng vào không gian”, ông Haney nói.
Lầu Năm Góc cũng đã chi 22 tỷ USD cho các chương trình không gian và đang đầu tư thêm 5 tỷ USD trong năm nay, gồm 2 tỉ USD cho “kiểm soát không gian”.
Trong một bài phát biểu gần đây, ông Frank Rose – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Kiểm soát, Kiểm tra và Tuân thủ các vấn đề vũ khí cho hay, ông “quan tâm tới việc phát triển tiếp theo của Nga và Trung Quốc về vũ khí chống vệ tinh song ông nói thêm “Hoa Kỳ cam kết ngăn chặn xung đột về việc mở rộng vào không gian và có chiến lược ngoại giao nhằm hỗ trợ mục đích này. Khả năng xung đột trong không gian là mối quan tâm không phải của một nước”.