Yến Nhi chia sẻ, ngay từ năm lớp 9 được nhà trường hối thúc thi lớp 10, em không làm được điều đấy vì điểm thi của em không cao so với các bạn trường công lập. Em cảm thấy bị ép buộc.
Trong môi trường quốc tế mình 3 năm phát triển bình thường, năm cuối em như bị shock văn hóa mình chưa sẵn sàng. Lúc đó em được gia đình tác động và thôi thúc. Em đã ôn thi như mọi người và có phương án dự phòng khác. Em nghĩ phương án dự phòng chuẩn và em đi theo nó.
Em định thi vào cấp 3 công lập là để cho có thôi vì em tự nói với bản thân em không học cấp 3 ở Việt Nam đâu.
Em học ở trường quá lâu và có những vấn đề ủ mãi, ủ mãi không giải quyết được. Ví dụ, các bạn học, các bạn có quá nhiều cơ hội và thời cơ nhưng học sinh Việt Nam thụ động nên họ bỏ nhiều cái. Đó là cái lãng phí mà em thấy.
Em nói với bố mẹ là con tìm được trường học online bên Mỹ rồi. Được cái, bất cứ làm việc gì cả em kinh doanh thì bố mẹ em cứ bảo em làm đi. Đó là câu em mong muốn nhiều cha mẹ Việt Nam có thể nói với con cái từ đó mình biết cách tìm con đường của chính mình.
Được học ngoại ngữ từ sớm là một may mắn, nó như một mầm ý tưởng. Em cũng thích nhân chủng học và tâm lí học, đấy là cái em theo đuổi. Em đọc sách, tự viết, đọc bài trên forum...Để xin học bổng, em chuẩn bị từ sớm. Từ năm 11 tuổi em đã có công việc đầu tiên rồi, bản thân mình biết mình cần gì, muốn gì. Các bạn khác thi IESLT, GPA có điểm cao ngất ngưởng, thực sự em không làm được điều đấy. Tư duy hàn lâm của em không tốt. Vì thế, năm 11 tuổi em đã tìm hiểu và học những kĩ năng khác. Khi đi sâu vào kĩ năng ấy, em đưa vào CV, nộp vào nhà trường và họ thấy phù hợp và cho mình học bổng.
Quan điểm sống của em là khổ hạnh cho nên cái làm cho mình thoải mái trong tinh thần có lẽ là mình chủ động và biết mình phải làm gì, phải thế nào và 90% hoạt động trong ngày em phải suy nghĩ cân nhắc.
Em đã chọn phương pháp tự học này như một lối thoát cho bản thân, vì vậy em có thể là một người hướng dẫn, một tình nguyện viên chứ không muốn quay lại trường học.