Chương trình 'Giọt sương thu' vi phạm bản quyền

TP - Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) tiếp tục nhận được khiếu nại của các tác giả về vấn đề bản quyền. Một trong những chương trình vi phạm vấn đề này là “Giọt sương thu”.
Ca sĩ Mỹ Tâm trong chương trình. Ảnh: eva.vn

> Liệu có căn cứ cho Hà Trần kiện Coldplay?

Ca sĩ Mỹ Tâm trong chương trình. Ảnh: Eva.vn.

Trên mặt báo giấy và một số trang mạng có dành nhiều thiện cảm để đưa tin và bình luận về chương trình này: … “gã phù thủy” Huy Tuấn cùng các nhạc công điêu luyện sẽ hòa âm cùng những nghệ sĩ nổi tiếng, tạo nên một không gian âm nhạc sống động, biến hóa đầy màu sắc, nơi đó chỉ có âm nhạc và cảm xúc được thăng hoa… Bởi vậy, nhà sản xuất chương trình khẳng định, “Giọt sương thu” chỉ dành cho những khán giả sành điệu, có gu âm nhạc và mong muốn thưởng thức âm nhạc thực sự.

“Giọt sương thu” chắc chắn sẽ là món quà lãng mạn khó quên dành tặng phái nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Chương trình diễn ra vào 20h00 ngày 19 – 20/10/2011 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Giá vé từ 600.000 – 1.600.000 đồng…”.

Tuy nhiên, ít người biết, những người tổ chức chương trình nghệ thuật này cố tình lờ đi vấn đề bản quyền, đây là sự vi phạm pháp luật và là thái độ ứng xử văn hóa của nhà sản xuất chương trình.

Yếu tố đầu tiên để có chương trình là tác phẩm. Và tác phẩm là của tác giả. Luật pháp của Việt Nam từ nhiều năm qua và nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO, với cam kết thực hiện các công ước quốc tế, trong đó việc bảo vệ quyền tác giả đã được nhà nước coi trọng.

“Quyền sở hữu trí tuệ không được đảm bảo đồng nghĩa với việc không kích thích được sáng tạo”, đấy là điều căn bản nhất trong quan hệ xã hội của đất nước văn minh.

Nhà tổ chức (NTC) “Giọt sương thu” cũng đã biết điều đó. Bởi trong giấy phép của Sở VHTTDL Hà Nội cấp cho chương trình, luôn quy định yêu cầu đơn vị tổ chức chương trình phải thực hiện đúng nghĩa vụ bản quyền tác giả.

Ca sĩ Quang Dũng trong chương trình. Ảnh: Phạm Thanh Tùng.
 

NTC “Giọt sương thu” đã đến VCPMC, nơi mà các tác giả đã ủy thác quyền, để thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng lại chỉ xin phép và nộp tiền sử dụng cho 3 tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy, còn những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì NTC cho biết, lần này họ đã thỏa thuận với gia đình cố nhạc sĩ họ Trịnh.

Tuy nhiên, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có thư xác nhận không làm việc trực tiếp với NTC này và VCPMC toàn quyền giải quyết sự việc (đại diện cho gia đình nhạc sĩ về bản quyền). Ngay sau đó, VCPMC tiếp tục gửi văn bản đến NTC của “Giọt sương thu”. Nhưng, học vẫn không xin phép và trả tiền bản quyền các bài hát nhạc Trịnh được sử dụng trong chương trình.

Chương trình “Giọt sương thu” còn có vi phạm khác: Giấy phép cấp có kèm theo danh mục 16 tác phẩm của các tác giả (Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Phạm Linh) sẽ được trình diễn, nhưng “Giọt sương thu” đã trình diễn tới 20 tác phẩm. Xuất hiện nhiều bài khác với giấy phép “Có phải em mùa thu Hà Nội” (Quang Lộc), “Hà Nội mùa thu” (Vũ Thanh)…

Không chỉ “Giọt sương thu” mà những chương trình như “Qua cơn mê”, “Chế Linh 30 năm tái ngộ”… đều vi phạm kiểu như vậy.

Theo Báo giấy