Vì lý do đó, có vẻ một kế hoạch mới đang hình thành.
Khi Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky quyết định sa thải Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Valerii Zaluzhny, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách chính trị Victoria Nuland vội vàng đến Kiev.
Không có bức ảnh chung nào giữa bà Nuland với Tổng thống Zelensky. Bà thông báo về cuộc gặp với báo chí ngay bên ngoài phòng họp được sắp xếp vội vã.
Vì sao bà Nuland vội vàng đến Kiev? Có vẻ Nhà Trắng cử bà đến đó ngay để đề phòng mọi chuyện ở Kiev trở nên tồi tệ. Rõ ràng Mỹ lo lắng tướng Zaluzhny có thể xoay quân và sử dụng nó để chống lại Tổng thống Zelensky. Cho đến nay, ông Zaluzhny vẫn chưa có động thái nào.
Bà Nuland đến Kiev để nói chuyện với ông Zaluzhny nhiều hơn với Tổng thống Zelensky. Không có thông tin công khai về những cuộc gặp đó, nhưng có vẻ nhiệm vụ của bà là giúp ông Zaluzhny bình tĩnh lại và khuyên ông cư xử đúng mực.
Washington không nói gì công khai về việc đổi tướng ở Kiev. Nhà Trắng nói rằng đây là vấn đề "nội bộ Ukraine", không phải vấn đề mà Washington có thể nói đến. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng một điều chắc chắn là Washington đã can thiệp chính trị nội bộ Ukraine từ trước năm 2014.
Việc thay tướng Zaluzhny cũng không gây ngạc nhiên. Ai đó phải chịu trách nhiệm về thất bại của chiến dịch phản công của Kiev và sự lãng phí hàng tỷ đô la trang thiết bị, vật tư của Mỹ.
Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn khi Ukraine sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ mất Avdiivka và quân đội Nga sẽ tiến về phía sông Dnieper.
Tình hình binh lính Ukraine đang ở mức rất tồi tệ, trong khi tình trạng thiếu vũ khí càng hạn chế điều họ muốn làm. Mức độ thương vong lên đến hơn 1.000 người mỗi tuần đang tác động mạnh đến nhận thức của dư luận rằng cuộc chiến đã đi sai hướng.
Để đưa thêm người vào quân đội, Kiev được cho là đang sử dụng nhiều biện pháp thô bạo, không được lòng dân, kể cả đe dọa và uy hiếp. Ra mặt trận mà không được huấn luyện không khác gì nhận bản án tử hình.
Theo giới quan sát, ông Zelensky sẽ không đàm phán với Nga vì Washington không đồng ý, coi đó là một thất bại tiềm tàng đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Điều đó sẽ khiến NATO lo lắng và làm giảm vai trò lãnh đạo của Washington trong liên minh.
Về mặt chính trị, ông Zelensky ngày càng nghiêng về Kraken và các tổ chức quân sự chống Nga quyết liệt khác. Người Nga coi đó là những kẻ phát xít.
Ukraine có thể trụ vững?
Làm thế nào Kiev có thể trụ vững nếu Nga thực sự tiến hành một chiến dịch tấn công mới ở Ukraine?
Theo tình báo phương Tây, Nga có thể mở đợt tấn công nữa để chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo.
Cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 17/3. Giới quan sát cho rằng ông Putin cần sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận và một chiến thắng đáng kể sẽ có ý nghĩa rất lớn trong dịp này.
Điều đó đặt Kiev vào tình thế khó khăn. Nếu Nga thực sự tạo được bước đột phá trên chiến trường, lực lượng Ukraine sẽ phải lùi lại, khiến, chính phủ của Tổng thống Zelensky không thể tiếp tục ở lại Kiev.
Đã có dấu hiệu cho thấy Chính phủ Ukraine lên kế hoạch di chuyển về phía tây, có thể là tới Lviv, thành phố nằm gần biên giới Ba Lan. Ba Lan từng nói họ sẽ sử dụng hệ thống phòng không gần đó để bảo vệ Lviv.