“Lý do thu phải hợp lý và phí đó phải không trùng với các loại phí khác mới được”, ông khẳng định. Theo ông, văn bản đề xuất của Hà Nội gửi thẳng lên Chính phủ, ông chưa được xem chi tiết, do đó chưa có ý kiến chính thức.
Theo đại diện Bộ GTVT: “Nếu thu phí để phục vụ công trình công cộng (cây xanh, chiếu sáng…) sẽ hợp lý, nhưng mức thu rất thấp. Nếu thu để thu hồi vốn sẽ không phù hợp các quy định hiện hành, đặc biệt Nghị định 18 về thu phí bảo trì đường bộ (bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách)”.
Theo vị thứ trưởng, chi phí để duy trì điện chiếu sáng, cây xanh, cảnh quan… tuyến đường này rất lớn, quỹ bảo trì không đủ chi trả, Hà Nội phải dùng ngân sách. Do đó, có thể Hà Nội muốn thu để bù đắp phần chi phí này. Tuy nhiên, theo vị thứ trưởng này, sau khi Hà Nội mở rộng, Đại lộ Thăng Long trở thành tuyến đường nội đô, muốn thu phí phải được HĐND Thành phố đồng tình, Chính phủ cho phép.
Trước đó, lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam đã có ý kiến phản đối đề xuất thu phí đoạn đường được đầu tư bằng ngân sách nhà nước này.
Trong văn bản gửi Chính phủ, Hà Nội cho rằng, hiện thành phố phải bố trí vốn ngân sách quản lý, duy trì, cải tạo Đại lộ Thăng Long cùng các tuyến đường khác, đồng thời đầu tư các tuyến đường mới. Trong khi ngân sách đầu tư hạ tầng của Hà Nội hằng năm thiếu khoảng 5.000 tỷ đồng.