>Đập thủy điện rỉ nước, hơn 40.000 người hoảng sợ
>Tích nước chưa sợ bằng tụt nước
PV: Thưa ông, hiện tượng xuất hiện các vết nứt phần thân đập thủy điện sông Tranh có phải là “hiện tượng hoàn toàn cho phép và nằm trong tầm kiểm soát” không ạ?
Về mặt kỹ thuật, hiện tượng nước từ thượng nguồn thấm qua thân đập chảy xuống hạ du là hiện tượng không cho phép xảy ra. Đặc biệt là với đập thủy điện được làm bằng công nghệ bê tông đầm lăn bởi khả năng chống thấm của loại đập này kém hơn so với đập bê tông truyền thống.
PV: Với các vết nứt hiện nay, nguy cơ nào có thể xảy ra?
Khi đập bị nứt và xuất hiện dòng chảy từ thượng lưu xuống hạ du, dòng chảy có dốc thủy lực lớn kèm theo năng lượng mạnh. Dòng chảy lâu ngày sẽ làm hư hại vật liệu xây dựng đập khiến các vết nứt có nguy cơ mở rộng ra. Hậu quả xấu nhất có thể gây hư hỏng đập, thậm chí gây
vỡ đập.
Đập thủy điện Sông Tranh 2 là một đập lớn ở khu vực miền Trung với trữ lượng nước lên đến 730 triệu m3 lại nằm cách thị xã Tam Kỳ chỉ 55km. Vì thế, nếu nguy cơ đập vỡ sẽ gây hậu quả không thể lường trước.
PV: Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện các vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2?
Hiện nay chưa có một khảo sát đầy đủ về hiện tượng này nên chưa thể kết luận nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt đập. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, các yếu tố như thiết kế, thi công, kiến tạo địa chất đều có thể là nguyên nhân gây ra. Nếu gần đây , tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra rung chấn thì cần xem xét rất kỹ yếu tố động đất.
PV: Trên thế giới và VN đã từng xảy ra hiện tượng này chưa? Việc trước mắt cần làm để hạn chế nguy cơ vỡ đập?
Việc vỡ đập từ nguyên nhân xuất hiện các vết nứt trên thân đập đã xảy ra khá nhiều trên thế giới. Tại VN cũng từng xảy ra vỡ đập, bắt đầu từ các vết nứt ở các đập đất. Đập xây dựng bằng công nghệ bê tông đầm lăn mới đưa vào sử dụng nên chưa thể đánh giá rõ ràng nguy cơ.
Tuy nhiên, với hiện tượng xuất hiện vết nứt ở đập thủy điện Sông Tranh 2 cần phải xử lý khẩn trương và nghiêm túc. Trước mắt cần lập tức thành lập một tổ chuyên gia để tìm hiều nguyên nhân, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp.
Cảm ơn Giáo sư.
Theo TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học & Công nghệ VN, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng ở khu vực tồn tại một số đứt gãy có thể gây động đất mạnh 5,5 độ richter.
Điều này đã được cảnh báo từ trước. Trận động đất kích thích xảy ra tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 vào cuối tháng 11 năm ngoái có độ mạnh là 3,4 độ richter, gây nứt một số nhà dân.
Tuy nhiên chưa vượt qua ngưỡng cảnh báo trước đó. Vì thế, trận động đất kích thích vừa rồi, nếu đúng là nguyên nhân gây ra các vết nứt trên thân đập thủy điện thì phải xem xét đến độ bền của công trình.