Cận cảnh vết đứt gãy khổng lồ nhất trên vỏ Trái đất

Vết đứt gãy San Andreas ở bang California, Mỹ là dấu tích điển hình về các diễn biến địa chất trên vỏ Trái đất thời kỳ xa xưa. Đây là vết đứt gãy khổng lồ nhất con người biết tới, có chiều dài gần 1.300km.
Đường đứt gãy này được hình thành từ 30 triệu năm về trước, khi hai mảng kiến tạo lớn là Thái Bình Dương và Bắc Mỹ va vào nhau.

Vết đứt gãy có chiều dài gần 1.300km.

Đây là một đứt gãy trượt bằng, và cũng là ranh giới kiến tạo giữa hai mảng địa chất Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

Đứt gãy được xác định lần đầu tiên ở miền Bắc California bởi giáo sư địa chất Andrew Lawson thuộc trường Đại học California vào năm 1895.

Tên gọi của dãy đứt gãy San Andreas được ông đặt tên theo một cái hồ nhỏ nằm trong một thung lũng hẹpđược hình thành bởi đứt gãy này gần miền nam San Francisco, tên là Laguna de San Andreas.

Sau trận động đất San Francisco năm 1906, ông Lawson cũng đã phát hiện ra rằng đứt gãy San Andreas kéo dài đến tận phía cực Nam của bang California.

Cách tốt nhất để quan sát đứt gãy San Andreas là từ máy bay. Ngoài ra đứt gãy này cũng được ghi nhận khá rõ ràng từ ảnh chụp vệ tinh.

Đây được coi là một trong những cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ nhất thế giới.

Theo dự đoán của các nhà khoa học, một trận động đất lớn có thể sẽ tấn công vết đứt gãy San Andreas trong vài chục năm tới.

Theo Theo Kiến Thức