Cận cảnh kéo cáp điện ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á
TPO-Sau hơn 40 ngày thi công rải cáp điện ngầm xuyên biển từ Phú Quốc đến Hà Tiên, ngày 27/12 những mét cuối cùng của tuyến cáp điện ngầm dài trên 58 km đã tiếp bờ tại Hà Tiên (Kinh Giang).
Phóng viên Tiền Phong là nhà báo duy nhất được chứng kiến cận cảnh việc thi công kéo cáp điện ngầm với công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Ban đầu, sợi cáp được các công nhân trên tàu rải cáp buộc vào những bong bóng có đường kính khá lớn làm phao giữ cáp .
Cáp buộc phao được chuyển dần xuống biển nhờ hệ thống ròng rọc đẩy.
Sợi cáp đã xuống biển tiếp tục được các xuống cau su kéo ra xa tàu để dãn cáp và tạo ra hình vòng cung .
Tiếp theo là dùng phao đôi để nâng cáp. Công việc này do những thợ lặn Việt Nam và Indonesia thực hiện, họ trực tiếp bơi trên mặt biển để đặt từng chiếc phao vào sợi cáp đang thả dần xuống.
Sau khi thả cáp đủ độ dài cần thiết để đưa vào bờ, sợi cáp sẽ được cắt ra. Đây là lần cắt cáp đầu tiên và duy nhất tính từ khi cáp được rải từ Phú Quốc. Như thế, sợi cáp điện ngầm xuyên biển Hà Tiên- Phú Quốc có độ dài lên tới gần 58 km và không hề có một mối nối nào cả .
Do sợi cáp được chế tạo cực kỳ đặc biệt và lõi cáp sẽ dễ bị hỏng nếu tiếp xúc với nước biển hay là ánh sáng mặt trời nên sau khi cắt sợi cáp, những kỹ sư Việt Nam nhanh chóng bịt kỹ đầu cáp.
Sau khi cắt, đầu cáp sẽ được luồn vào túi lưới bắng thép có đầu móc để kéo cáp. Đây là loại túi cũng rất đặc biệt bởi càng kéo, đuôi túi càng bó chặt sợi cáp.
Đầu cáp mới cắt sẽ được nối dây tời để kéo vào bờ bằng canô và cáp tời từ đất liền. Trong quá trình kéo, các kỹ sư luôn phải bám sát để điều chỉnh hướng đi của đầu cáp.
Và ở nhiều vị trí, các công nhân còn phải dùng dây để kéo cáp đi vào đúng rãnh chôn cáp đã đào sẵn.
Khi kéo đến hầm xử lý cáp, công nhân phải nhanh chóng gỡ phao đỡ cáp để đưa cáp vào con lăn.
Và đầu cáp đã được nằm trên bờ để chờ được đấu nối vào hệ thống trạm biến áp đã được xây dựng gần đó.
Trọng Thịnh
Theo Viết