Tuy vậy, muốn thuốc lào đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần bón nhiều phân và phân bón phải thích hợp với thuốc lào, thuốc lá:
Là loại cây lấy lá nên trồng thuốc lào cần nhiều đạm. Bón ít đạm cây không phát triển được, lá ít, nhỏ và mỏng. Thuốc lào thuộc họ cà nên thân yếu và khả năng chống chịu sâu bệnh kém; bộ rễ không khỏe. Phân lân giúp cây trồng khắc phục nhược điểm trên, cùng với chất vôi giúp thân cứng, lá dày, đượm khói. Các chất trung lượng, nhất là Ca, Mg giúp phiến lá dày, bộ lá đứng, tạo và giữ hương vị lá thuốc. Tuy không cần nhiều kali như các loại cây lấy củ, quả, song kali giúp phòng ngừa sâu bệnh và vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng vào lá. Đặc biệt, thuốc lá, thuốc lào không thích hợp với các loại phân bón khác có gốc Cl, bởi vì Ion Cl làm thuốc cháy chậm, dễ bị tắt; khói thuốc có mùi khét, đặc biệt tàn thuốc màu xám nâu.
Trước đây, mỗi nông hộ chỉ trồng 1- 2 sào thuốc lào nên phân bón chủ yếu được sử dụng là phân chuồng, phân bắc, nước giải và tro bếp …(Kali trong tro bếp và phân hữu cơ chủ yếu chứa gốc CO3) nên cây thuốc lào ít bị sâu bệnh gây hại và chất lượng thuốc lào rất tốt.
Vài chục năm gần đây, các loại phân hữu cơ đang thiếu hụt, nông dân phải thâm canh cây trồng bằng phân vô cơ, thậm chí lạm dụng phân đạm, khiến vừa tăng sâu bệnh vừa giảm chất lượng thuốc lá, thuốc lào. Trên thị trường phân bón hiện nay, phân đa yếu tố NPK Văn Điển kết hợp với phân đạm ure có thể giúp thâm canh thuốc lào cho năng suất cao, chất lượng tốt và đảm bảo an toàn sinh học. Sản phẩm phân đa yếu tố NPK 5:10:3 và 12:12:17 ngoài thành phần các chất dinh dưỡng đa lượng còn chứa đủ các chất trung, vi lượng cần thiết cho cây thuốc lào mà các loại phân bón khác không có; đặc biệt sản phẩm đa yếu tố NPK 12:12:17 giàu kali gốc synphát rất thích hợp với cây thuốc lào. Để đạt sản lượng trung bình 50 kg sợi thuốc lào chất lượng tốt, ngoài 3- 5 tạ phân chuồng hoai mục, mỗi sào cần khoảng: 25 kg phân đa yếu tố NPK 5:10:3 + 30 kg ure + 12 kg đa yếu tố NPK 12:12:17.
Cách chăm bón như sau:
Sau khi phơi ải đất, bừa kỹ, đập nhỏ, đánh luống và cuốc hốc, bón lót 25 kg đa yếu tố NPK 5:10:3, bón tiếp phân chuồng ủ mục (nếu có), lấp đất rồi trồng cây. Tưới nước giữ ẩm cho cây con nhanh hồi xanh. Khi bén rễ hồi xanh, cần tưới nước phân pha loãng cho cây phát triển. Tùy thời tiết mà pha 1- 2kg ure/sào. Định kỳ 7- 10 ngày sau, tưới nước phân pha đậm hơn, khoảng 3- 4kg ure/lần/sào. Khoảng 1 tháng sau trồng, khi cây có 5- 7 lá thì kẻ rạch giữa luống, giữa 2 hàng thuốc, rải đều 15- 20kg ure, lấp đất kín phân. Tưới nước vào rãnh cho thẩm thấu lên luống. Khoảng 15 ngày sau, xả 2 mép luống và bón 5 kg đạm cùng với 12 kg phân đa yếu tố NPK 12:12:17, sau đó vun cao luống. Thường xuyên giữ nước ở đáy rãnh. Khi đủ 20- 25 lá thì bấm ngọn và liên tục tỉa chồi.
Được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng, ruộng thuốc lào tốt đầy, thân cao to, bộ lá to, dày, ít sâu bệnh và không bị bỏ lá chân, chắc chắn cho năng suất, chất lượng cao.