> Họa sĩ Thành Chương sẽ hiến tặng Việt phủ
> Sở sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương để trồng cây rừng?
Thì ra bất công và nỗi khổ của nhà văn nhiều khi không phải cơn đau đẻ sáng tạo hay dằn vặt suy tư trước sự thật và bất công xã hội. Mà chính họ còn là nạn nhân của môi trường tha hóa ấy.
Nhưng không thấy mấy nghệ sĩ xứ ta đang tự chụp ảnh nhau khoe váy áo triệu đô bên lề Liên hoan phim quốc tế Cannes nói về sự bất công. Những chân dài này đi để quảng cáo cho một hãng rượu, như có người nói là “rót rượu vào…can”. Có anh bạn ngoa ngôn của tôi còn bảo, rượu vẫn còn sang, chứ hãng…nước mắm tài trợ, chắc nhiều người cũng chả từ! Thật là bất công quá thể. Tất nhiên không phải cho số ít nghệ sĩ trên, mà cho nghệ thuật.
Thi hào Nguyễn Du suýt nữa bị trượt đi thêm…50 năm nữa theo chu kỳ tôn vinh danh nhân văn hoá thế giới của UNESCO. Nhiều người xuýt xoa bảo may khi hồ sơ thi nhân trình lên vừa kịp “chuyến tàu”. Nhưng thực ra chỉ “may” cho người còn sống. Còn cha đẻ Truyện Kiều có sống dậy hay tin, chắc cũng chỉ cười xòa. Sự sống của nhà văn, nghệ sĩ chỉ duy nhất ở một chốn, đó là tác phẩm.
Nhà văn, nghệ sĩ phải là người đầu tiên nhìn thấy bất công, không phải của mình, mà của con người. Thật bất công đối với độc giả khi nhà văn chỉ thấy bất công xảy ra với đời sống cá nhân mình. Nỗi muộn phiền của người sáng tạo, nói như William Faukner (Nobel văn chương 1949, tác giả “Âm thanh và cuồng nộ”), là trong mỗi tác phẩm phải “hằn sâu những lóng xương nhân loại”. Và không thể đứng giữa đám đông ngắm nhìn sự tàn lụi của con người.
Cũng như chỗ đứng của nghệ thuật, nghệ sĩ không phải là ké bên lề thảm đỏ sau lưng người ta để ngắm vuốt bộ cánh xa xỉ của mình.