Bảo tàng Văn học Việt Nam, 'kho báu' đang dần bị lãng quên

TPO - Bảo tàng văn học Việt Nam tọa lạc tại ngõ 275 đường Âu Cơ chính thức chính thức phục vụ bạn đọc cả nước vào ngày 26/6/2015. Tuy nhiên sau 7 năm hoạt động, nơi đây đang dần bị lãng quên.
Mặc dù Bảo tàng Văn học Việt Nam đã mở cửa chính thức từ năm 2015, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến địa điểm này.
Không gian bảo tàng rộng tới 3.000m2, trưng bày gần 4.000 hiện vật, tư liệu quý giá. Đây cũng là điểm hấp dẫn đối với những người yêu thích văn học.
Khu trưng bày các tác phẩm, hiện vật của vua Trần Nhân Tông.
Bảo tàng có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.
Bộ bàn ghế Bác Hồ từng tiếp vua Bảo Đại năm 1946.
Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi thu thập các tác phẩm, tài liệu của hơn 1.000 nhà văn trên khắp cả nước.
Mỗi tầng bảo tàng là nơi trưng bày văn học Việt Nam qua từng giai đoạn cổ đại, trung đại.
Sự nghiệp, những câu chuyện của các nhà văn, nhà thơ được truyền tải ở đây.
Những tài liệu được viết bằng chữ Nôm quý giá.
Theo chia sẻ của nhân viên tại đây, mỗi ngày chỉ khoảng chục lượt khách tham quan. Thành phần đến đây chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên, những người yêu thích văn học.
Với không gian văn hóa đặc sắc, chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý giá, Bảo tàng Văn học Việt Nam chắc chắn là một điểm đến hấp dẫn đối với những độc giả yêu văn thơ và cho bất cứ du khách nào có dịp đến khám phá mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Nơi đây cũng trưng bày các bức tượng điêu khắc chân dung các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.
Những bản dịch Truyện Kiều năm 1943, 1971 được lưu lại
Chân dung vợ chồng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và các tác phẩm của mình.
Các tác phẩm của cụ Nguyễn Đình Chiểu được trưng bày.
Không gian văn hóa người Việt xưa được tái hiện tại tầng 6.
Toàn cảnh vườn tượng danh nhân văn hóa đặt tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.