Người ta không dùng chai nhựa để đóng bia với li do sau: Nhựa là loại chất liệu xốp hơn thủy tinh, nên khiến cho bia dễ bị "nhạt" hơn khi đựng trong chai nhựa thay vì chai thủy tinh vì khí ga trong đồ uống sẽ dễ bị bay hơi hơn.
Thủy tinh gần như không ảnh hưởng đến mùi vị bởi sự trơ về mặt hóa học. Ngược lại, nhựa có chứa rất nhiều hóa chất có thể hòa tan vào bia và làm ảnh hưởng đến mùi vị, thậm chí chất lượng của đồ uống.
Cũng giống như thủy tinh, nhôm là một vật liệu chống thấm hoàn toàn, nên cũng lý tưởng để dùng cất trữ bia. Nhưng không giống như nhựa, mặt trong của các lon bằng nhôm được tráng một lớp polyme đặc biệt có tác dụng ngăn nhôm rò rỉ vào đồ uống, do đó chúng an toàn hơn rất nhiều. Thêm nữa, không giống hai loại chất liệu ở trên, nhôm hoàn toàn ngăn được ánh sáng, giúp cho đồ uống trong lon nhôm được bảo quản tốt hơn những loại chai đựng khác.
Một vấn đề khác của chai nhựa là chúng không thể chịu được quá trình khử trùng mà hầu hết các loại bia đều phải đi qua. Sau khi được ủ và đóng chai, bia thường sẽ phải được đưa qua một chiếc máy phun nước sôi để tiêu diệt những vi khuẩn vẫn còn sống sau quá trình lên men.
Quá trình này vừa để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa tăng thời hạn sử dụng của bia. Và trong khi chai thủy tinh hay lon nhôm có thể dễ dàng chịu đựng quy trình này, thì nhựa lại không. Điều đó có nghĩa hoặc là ta phải bỏ qua công đoạn khử trùng, hoặc phải chọn một loại nhựa bền hơn, đồng nghĩa với chi phí cũng sẽ cao hơn.
Với những li do trên, có thể thấy chai thủy tinh và lon nhôm vẫn sẽ thống trị ngành sản xuất bia trên toàn thế giới.
Các chai bia trong suốt để ngoài nắng thường xuyên gây biến đổi vị bia như mùi mốc và hôi, bởi vì các tia UV từ ánh sáng mặt trời dễ dàng đi qua lớp vỏ chai bia phản ứng với các phân tử lưu huỳnh có trong bia, tạo mùi vị lạ và khó uống như bia bị hỏng để lâu ngày.
Do đó, để khắc phục tình trạng đó, các nhà sản xuất đã tạo các chai bia có màu nâu và xanh lá, do hai màu này ngăn cản sự hấp thụ các tia UV tốt nhất.