Hươu cao cổ là loài động vật có vú cao nhất thế giới, chỉ riêng đôi chân của chúng đã cao tương đương một người trưởng thành, khoảng 180 cm.
Hươu cao cổ có thể chạy với vận tốc 56 km/h ở cự ly gần và 16 km/h ở cự ly dài.
Mặc dù có đôi chân rất dài nhưng cổ của chúng lại không dài tương ứng với đôi chân đó. Kết quả là, chúng thường xuyên “lúng túng” dạng chân trước hoặc quỳ gối xuống để uống nước.
Hươu cao cổ dễ bị sét đánh là một lập luận phi khoa học mà bất kỳ ai cũng có thể chỉ ra, chủ yếu dựa trên cấu trúc với chiếc cổ dài giúp chúng cao hơn đáng kể so với các loài động vật khác trên thảo nguyên.
Từ đó, hươu cao cổ bị xem như chiếc "cột thu lôi" trong trường hợp không có bóng cây xanh nào bên cạnh để bảo vệ chúng.
Ciska Scheijen, một nhà bảo tồn sinh vật học, người đã nghiên cứu hươu cao cổ tại khu bảo tồn Rockwood ở Nam Phi trong nhiều năm mô tả một trường hợp hươu cao cổ bị sét đánh như sau:
Một đàn hươu cao cổ gồm 8 con gặp phải một cơn bão lớn, kèm giông lốc và sấm chớp trên cánh đồng. Khi bão tan, cô tìm thấy 2 con trong đàn - một con cái 5 tuổi, và một con cái khác nhỏ hơn, đã chết, cách nhau vài mét.
Khi kiểm tra kỹ xác của 2 con hươu, họ tìm thấy một vết nứt rất đặc biệt tại hộp sọ của con lớn hơn, cho thấy dấu hiệu của việc nó bị sét đánh trực tiếp.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là không hề có dấu hiệu tổn hại nào khác trên thân thể của nó - như cháy xém, hoặc vết bỏng, giống như trên các loài động vật khác.
Theo các nhà khoa học, có 4 cách mà tia sét có thể giết chết một sinh vật sống. Đó là: cú đánh trực diện, do phóng từ vật khác, do tiếp xúc chạm, và do truyền qua mặt đất.
Trong trường hợp trên, Scheijen nghi ngờ con hươu cao cổ lớn hơn bị chết do sét đánh trực diện. Lúc đó, nó thực sự giống như một cây cột thu lôi cao 7 mét, khi xung quanh không hề có một bóng cây nào.
Mặc dù vậy, theo ghi nhận không có quá nhiều hươu cao cổ bị chết do sét đánh. Trái lại, chúng thường chết do bị tranh giành nguồn thức ăn, biến đổi khí hậu, hoặc bị giết bởi các loài thú săn mồi.
Nguyên nhân có thể do chúng biết trú ẩn dưới những tán cây lớn hơn. Mặc dù vậy, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về điều này.
Và những sự thật thú vị
Hươu cao cổ chỉ cần uống nước một lần cho nhiều ngày. Một lượng lớn nước được chúng hấp thu từ thực vật mà chúng ăn.
Hươu cao cổ sử dụng phần lớn thời gian trong cuộc đời trong tư thế đứng, thậm chí chúng ngủ và sinh con trong tư thế này.
Hươu cao cổ non có thể đứng dậy và đi lại vài giờ sau khi sinh, sau vài tuần, chúng bắt đầu tìm ăn những chiếc lá đầu tiên.
Mặc dù được mẹ bảo vệ cẩn thận nhưng nhiều hươu cao cổ non bị sư tử, báo đốm và chó hoang châu Phi tấn công và ăn thịt trong những tháng đầu đời.
Đốm của hươu cao cổ giống như vân tay ở con người. Không có hai cá thể giống nhau hoàn toàn về đốm trên cơ thể.
Cả hươu cao cổ đực và cái đều có hai sừng, vùng lông phủ lên sừng được gọi là ossicones. Đôi khi, hươu cao cổ đực sử dụng sừng để chiến đấu với những con đực khác.
Hươu cao cổ chỉ ngủ khoảng 5 đến 30 phút một ngày. Chúng thường chỉ ngủ những giấc ngủ ngắn khoảng 2 phút một lần.
Hươu cao cổ thường tạo ra những âm thanh gầm gừ, khịt mũi và tiếng rít.
Video hươu cao cổ đánh bại cả đàn sư tử: