Không đứng dưới khung cửa. Đây là sai lầm vô cùng nguy hiểm vì khung cửa có thể rơi xuống đầu bạn.
Không chạy ra ngoài nếu đang ở nơi cao hơn tầng trệt vì cả thang máy và thang bộ đều cực kỳ nguy hiểm khi xảy ra động đất.
Nếu cảm thấy mặt đất rung động, hãy lập tức di chuyển đến gần một bức tường phía bên ngoài vì nếu lỡ tòa nhà bị sập, bạn sẽ nhanh chóng được tìm thấy.
Hãy đảm bảo không có bất kỳ thứ gì có thể rơi xung quanh bạn, chẳng hạn như thiết bị chiếu sáng, tủ treo tường.
Nằm xuống sàn nhà, tốt nhất là gần với một băng ghế dài hoặc một chiếc giường, lưu ý không được nằm dưới chúng! Nếu tủ treo tường hoặc trần nhà rơi xuống, chiếc giường sẽ hứng chịu cú rơi này và bạn sẽ được an toàn. Ngoài ra, một cách hữu hiệu khác là nằm gần một bức tường.
Nằm cuộn tròn, dùng cánh tay ôm đầu để bảo vệ đầu.
Liệu có nên trốn dưới gầm bàn hay không?
Giả thuyết này gây khá nhiều tranh cãi vì sự nguy hiểm phổ biến nhất trong một trận động đất chính là những vật thể rơi xuống. Nếu biết trước trận động đất không đủ mạnh để gây sập nhà thì nấp dưới gầm bàn là một giải pháp an toàn. Nhưng trong những trận động đất nghiêm trọng hơn, khi các bức tường và trần nhà rơi xuống, một chiếc bàn có thể nghiền nát bạn!
Chạy ra bên ngoài có ích gì không?
Bạn sẽ có khoảng 10-20 giây từ một cơn chấn động đầu tiên cho đến sự sụp đổ (nếu có). Điều đó thật hoàn hảo nếu bạn tận dụng thời gian này để thoát khỏi tòa nhà. Nhưng đừng nên làm điều này nếu: Bạn đang ở cao hơn tầng trệt, như đã nói ở trên. Có một đám đông ở lối thoát hiểm.
Nghi ngờ tòa nhà sẽ sụp đổ trong vòng ít hơn 10 giây thì không nên chạy ra ngoài vì trong trường hợp này, nguy cơ bị thương khi cố gắng để thoát ra ngoài là cao hơn so với khi bạn ở bên trong.
Bạn cần dành thời gian để đánh giá tình hình thay vì phân vân, lưỡng lự hãy lập tức chạy ra ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp, việc đưa ra quyết định sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Nếu đang ở bên ngoài, hãy chọn một không gian càng mở càng tốt.
Bằng cách này, những đống đổ nát của các tòa nhà và dây điện sẽ không rơi xuống người bạn. Nếu đang ở trên cầu hoặc cầu thang, hãy nhanh chóng rời khỏi chúng ngay lập tức.
Clip nguồn youtube
5 trận động đất lớn nhất lịch sử loài ngườiTrận động đất mạnh 9,2 độ Richter tại Mỹ
Ngày 28/3/1964, một trận động đất mạnh tới 9,2 độ Richter xảy ra tại phía tây nam thành phố Anchorage, thành phố lớn nhất bang Alaska, đã gần như phá hủy toàn bộ nơi này. Với tâm chấn ở độ sâu 124,8 km, trận động đất đã cướp đi sinh mạng của 131 người, trong đó có 128 người thiệt mạng vì sóng thần xuất hiện kèm theo.
Không chỉ gây thiệt hại về người mà nó còn gây thiệt hại tới nhà cửa và đường sá lên tới 311 triệu USD. Trận động đất này không gây thiệt hại về người lớn nhất lịch sử nhưng là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng được ghi nhận.
Động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008
Ngày 12/5/2008, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter, cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa động đất đã phá hủy hàng triệu công trình và nhà cửa, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Đến nay thạm họa này vẫn là nỗi ám ảnh bởi sức hủy diệt kinh hoàng của nó.
Thảm họa kép động đất, sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004
Ngày 26/12/2004, động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia. Mặc dù chỉ diễn ra trong 10 giây nhưng nó đã kịp cướp sinh mạng của hơn 225.000 người.
Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Cho đến nay, trận thiên tai này vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.
Thảm họa động đất Haiti năm 2010
Trận động đất kinh hoàng mạnh 7 độ Richter ngày 12/1/2010 đã tàn phá thủ đô Haiti và các thành phố lân cận, cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người. Thậm chí có nhiều số liệu thống kê rằng, số người chết thực tế rơi vào khoảng 500.000 người. Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế cho biết, có khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Thảm họa kép động đất, sóng thần tại Tohuko, Nhật Bản năm 2011
Ngày 11/3/2011, một động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Sóng cao tới 40,5 m tàn phá một vùng rộng lớn ở bờ biển đông bắc Nhật Bản và khiến hàng trăm nghìn người chết và mất tích.
Không những thế, thảm họa động đất này còn gây ra hỏa hoạn, lở đất cho nhiều tỉnh dọc bờ biển, đã làm cháy và nổ 4 lò phản ứng hạt nhân trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, gây rò rỉ phóng xạ khiến nước Nhật phải đối mặt với thảm họa hạt nhân chưa từng có.
Theo số liệu của Cơ quan xử lý thảm họa và cứu hỏa Nhật Bản ngày 5/3/2017, thảm hoạ kép động đất và sóng thần này đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người và khoảng 2.500 người mất tích. Ngoài ra còn có hơn 6.000 nghìn người bị thương và hơn 127.000 ngôi nhà bị tàn phá.
Trước những nỗi đau mất mát vô cùng lớn, người dân Nhật Bản hàng năm đều tưởng niệm ngày xảy ra thảm họa kinh hoàng này. Trận động đất, sóng thần này được coi là động đất tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.