Xuất hiện loại gián 'lạ' ở Hà Nội: Khó diệt, dễ lây bệnh

TP - Nếu gián Sọc Nâu vận chuyển các vi sinh vật gây bệnh như nấm, virus, ký sinh trùng thì gián Đức là sinh vật trung gian truyền nhiễm các bệnh dịch như Salmonella (nhiễm khuẩn đường ruột) và sốt phát ban. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra tại các thủ đô rộng lớn, gián Đức là nguyên nhân chính gây bệnh suyễn ở trẻ.
Gián Đức

Đẻ nhiều, ăn tạp, ưa vùng tối

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, nhiều thành viên chia sẻ về việc xuất hiện loài gián lạ trong nhà, rất khó tiêu diệt. Anh Lê Mạnh Thắng sống ở một chung cư quận Thanh Xuân (Hà Nội) kể, gần khu tủ bếp nhà anh có một loài gián khá lạ, có màu nâu sẫm, cơ thể có hai dải sáng. Anh dùng thuốc diệt gián mà không thấy hiệu quả, thử vài loại khác thấy đỡ hơn nhưng được ít ngày lại thấy gián xuất hiện.

PGS.TS Trương Xuân Lam, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật chia sẻ, ông nhận được phản ánh của một số người về việc xuất hiện loài gián lạ, rất khó tiêu diệt. Sau khi nghiên cứu hình ảnh và video gửi đến, PGS Lam cho biết, hai loài gián này, một loài là gián Sọc Nâu, một loài là gián Đức. Cả hai đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Loài gián Đức, theo PGS Lam, dài khoảng 12 - 15mm, màu vàng nâu với 2 dải dọc màu nâu sẫm phía sau đầu. Đây là loài gián ăn tạp, gây hại nghiêm trọng nhất với vật dụng gia đình khi chúng ăn tất cả các loại thực phẩm trong bếp, trong vết nứt và khe hở. Chúng bị thu hút đặc biệt với thịt, tinh bột, đường và thức ăn béo. Trường hợp thiếu hụt thực phẩm, chúng có thể ăn cả kem đánh răng, xà phòng và gáy sách.

PGS Lam lưu ý, gián Đức khá năng động, di chuyển liên tục trong các toà nhà. Loài gián này xâm nhập vào nhà khi người dân vô tình mang túi, hộp hoặc thùng các tông chứa gián. Chúng cũng có thể vào nhà thông qua các thiết bị đã sử dụng. Trong căn hộ nhiều tầng, gián Đức di chuyển giữa các phòng thông qua hệ thống ống nước và ống dẫn. Chúng được tìm thấy nhiều nhất bên trong nhà, ở những kiến trúc ấm áp và có độ ẩm cao. Trong nhà, loài côn trùng này chủ yếu xuất hiện ở nhà bếp và phòng tắm, nhưng cũng có thể di chuyển đến khu vực khác trong nhà, nơi có nguồn thức ăn và độ ẩm.

Anh Nguyễn Xuân Trường, đại diện một công ty diệt mối gián chia sẻ, loài gián Đức khó diệt hơn các loài gián thông thường khác là do khả năng sinh sản rất lớn. Loài côn trùng này lại cực nhanh, chúng có thể luồn lách qua các khe hở hay vết nứt một cách nhanh chóng. Nhiều cá thể kịp biến mất khi vừa xịt thuốc tiêu diệt.

Trong khi đó, loài gián Sọc Nâu thích môi trường ấm áp và ẩm ướt như cống rãnh, ống dẫn nước thải. Gián Sọc Nâu thường giấu trứng trong hoặc dưới đồ nội thất. Chúng có thể sống tới nửa năm trong bất kỳ căn phòng nào trong nhà. Riêng loài gián này không cần nhiều độ ẩm và tránh ánh sáng bất cứ khi nào có thể.

Truyền nhiễm nhiều bệnh

Theo PGS Lam, gián Đức được biết đến như một sinh vật trung gian truyền nhiễm bệnh dịch như khuẩn E.coli, Salmonella và sốt phát ban. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, tại các thủ đô rộng lớn, chúng là nguyên nhân chính gây bệnh suyễn ở trẻ em.

Trong khi đó, gián Sọc Nâu giải phóng một mùi khó chịu từ những hạch mở trên cơ thể. Chúng có thể gây nhiễm bẩn thực phẩm, vận chuyển  vi sinh vật gây bệnh như vi trùng, ký sinh trùng, nấm và cả virus. Gián cũng là một trong các yếu tố dị nguyên đối với những cơ địa dị ứng.

Đối với trẻ em hen suyễn, gián được xem là một trong những dị nguyên quan trọng làm bệnh nhân nhập viện nhiều hơn.  Các kết quả xét nghiệm cho thấy gián đã mang các loại vi trùng, trong đó loại vi trùng Klebsiella tìm thấy kháng với ít nhất bốn loại kháng sinh. Đối với ký sinh trùng, kết quả phân lập cho thấy gián chuyên chở ký sinh trùng trong bệnh viện và ngoài bệnh viện. Gián cũng vận chuyển các loại nấm như candida, Aspergillus sp.

Điều đáng lưu ý là gián Đức đẻ số lượng lớn thiếu trùng trong mỗi kén trứng. Môi trường sống ít kẻ thù tự nhiên, kích thước nhỏ thuận lợi ẩn nấp nên số lượng gián Đức có thể tăng mạnh. Một cá thể gián Đức trưởng thành có thể sinh sống ở bất cứ đâu trong vòng 100-200 ngày.

Cách phòng tránh gián Đức

Lý giải về việc khó tiêu diệt, PGS Lam cho rằng, cần có nghiên cứu cụ thể hơn với hai loài gián này song ông khuyến cáo, cùng với việc tiêu diệt, các hộ gia đình nên có biện pháp phòng tránh. Hữu hiệu nhất là triệt tiêu môi trường sống yêu thích, nguồn nước và thức ăn của chúng. “Gián có thể sống một tháng không cần ăn nhưng không thể sống một tuần mà thiếu nước”, PGS Lam nói.

Đế tránh gián cần giữ nhà cửa sạch sẽ như lau nhà thường xuyên bằng nước lau sàn, nhất là khu vực bếp, chỗ vệ sinh, sau tủ quần áo, chỗ gần lỗ thoát nước. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ vương vãi trên bếp vì gián rất thích món này. Không để trái cây trên mặt bàn. Thu dọn thùng rác thường xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín.

PGS Lam cũng gợi ý một số cách tiêu diệt gián như dùng các bả, mồi gián bán sẵn ở các cửa hàng thuốc thú y. Trộn lẫn bả với thực phẩm mà gián yêu thích (bột bánh, dầu ăn, mỡ, đường) và đặt ở gần tổ của chúng. Bả gián thường chứa fipronil 0,05% hoặc hydramethylnon 2%. Một con gián ăn phải bả, sau đó bài tiết chất độc ở tổ khiến các con gián khác chết theo. Để giết hết sạch gián bằng phương pháp này có thể mất vài tuần cho tới vài ba đời gián.

Người dân cũng có thể tự làm bả gián như trộn một phần bột axit boric (rất dễ mua ở các hiệu thuốc) với đường hoặc bột mì nhằm thu hút gián. Ngoài ra có thể dùng chất đuổi gián tự nhiên như tinh dầu bạc hà, vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi và dầu đinh hương. Bên cạnh đó, có thể lắp đèn huỳnh quang vào các tủ bếp và bật sáng, hoặc bật sáng bất cứ khu vực nào người dân không muốn có gián vì loài gián rất sợ ánh sáng.

Cách phòng tránh gián Đức

Lý giải về việc khó tiêu diệt, PGS Lam cho rằng, cần có nghiên cứu cụ thể hơn với hai loài gián này song ông khuyến cáo, cùng với việc tiêu diệt, các hộ gia đình nên có biện pháp phòng tránh. Hữu hiệu nhất là triệt tiêu môi trường sống yêu thích, nguồn nước và thức ăn của chúng. “Gián có thể sống một tháng không cần ăn nhưng không thể sống một tuần mà thiếu nước”, PGS Lam nói.

Đế tránh gián cần giữ nhà cửa sạch sẽ như lau nhà thường xuyên bằng nước lau sàn, nhất là khu vực bếp, chỗ vệ sinh, sau tủ quần áo, chỗ gần lỗ thoát nước. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ vương vãi trên bếp vì gián rất thích món này. Không để trái cây trên mặt bàn. Thu dọn thùng rác thường xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín.

PGS Lam cũng gợi ý một số cách tiêu diệt gián như dùng các bả, mồi gián bán sẵn ở các cửa hàng thuốc thú y. Trộn lẫn bả với thực phẩm mà gián yêu thích (bột bánh, dầu ăn, mỡ, đường) và đặt ở gần tổ của chúng. Bả gián thường chứa fipronil 0,05% hoặc hydramethylnon 2%. Một con gián ăn phải bả, sau đó bài tiết chất độc ở tổ khiến các con gián khác chết theo. Để giết hết sạch gián bằng phương pháp này có thể mất vài tuần cho tới vài ba đời gián.

Người dân cũng có thể tự làm bả gián như trộn một phần bột axit boric (rất dễ mua ở các hiệu thuốc) với đường hoặc bột mì nhằm thu hút gián. Ngoài ra có thể dùng chất đuổi gián tự nhiên như tinh dầu bạc hà, vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi và dầu đinh hương. Bên cạnh đó, có thể lắp đèn huỳnh quang vào các tủ bếp và bật sáng, hoặc bật sáng bất cứ khu vực nào người dân không muốn có gián vì loài gián rất sợ ánh sáng.

         N.H

Gián Sọc Nâu