Hội thảo do Tỉnh ủy Lạng Sơn phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn nhấn mạnh, những người hoạt động không chuyên trách, tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố là lực lượng thường xuyên ăn cùng dân, ở cùng dân, làm cùng dân. Đây là lực lượng gần dân, hiểu dân, gắn bó với dân. Để chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, nắm bắt những vấn đề phát sinh, giải quyết sớm ngay từ cơ sở, phải dựa vào tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố, nhất là trong điều kiện tỉnh miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số như Lạng Sơn, lực lượng này càng giữ một vai trò quan trọng.
Nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, Tỉnh ủy Lạng Sơn phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu tổng thể ở tất cả các thôn, tổ dân phố của tỉnh Lạng Sơn. Hiện tổng số người hoạt động không chuyên trách, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh có trên 21.800 người. Lực lượng này chủ yếu trưởng thành từ thực tiễn hoạt động phong trào ở cơ sở; trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản, còn thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả các công việc được giao. Một số chức danh được hưởng chế độ phụ cấp, hỗ trợ hằng tháng, còn lại không được hưởng phụ cấp, hỗ trợ...
Từ thực tế trên, cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương cần nghiên cứu, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở thôn, tổ dân phố. Việc quy định số lượng người và bố trí kiêm nhiệm một số chức danh ở thôn, tổ dân phố, đảm bảo ổn định, trên cơ sở giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền...
Nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của các tổ chức, các lực lượng tham gia công tác tại cơ sở, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã chỉ đạo quyết liệt, phối hợp cùng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu tổng thể tới 100% thôn, tổ dân phố của tỉnh để đánh giá thực trạng, nhận diện một cách khách quan các vấn đề, khó khăn đang đặt ra.
“Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, hội thảo là dịp để một lần nữa chúng ta khẳng định nguyên tắc nhất quán dựa vào dân, lấy “dân là gốc”, khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân”, lấy “yên dân” là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Khi sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì thành vô địch”. Trong các Nghị quyết của Đảng, luôn quán triệt tư tưởng “Dân là gốc, sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, quan điểm “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện hoạt động ở thôn, tổ dân phố, nơi gần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp tổ chức thực hiện mọi công việc đã trở thành một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và các lực lượng tham gia công tác tại cơ sở, là chìa khoá góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước…Từ thực tiễn cho thấy, để giành được những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh thì lực lượng tham gia công việc tại thôn, tổ dân phố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động, tổ chức, tập hợp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe 12 bài tham luận trong tổng số 126 bài đã gửi về Ban tổ chức hội thảo. Các nhà khoa học, đại biểu đã tập trung làm rõ hơn một số nội dung chủ yếu như: những vấn đề lý luận của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố; làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng không thể thiếu của lực lượng này trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; vai trò trực tiếp thường xuyên gắn bó mật thiết với dân, huy động, tổ chức, tập hợp Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn; cơ sở chính trị, pháp lý và kinh nghiệm của các địa phương và một số nước, đặc biệt là Trung Quốc; đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố…
Phát biểu kết luận hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Các tham luận tại hội thảo đã làm nổi bật vị trí, vai trò của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố; khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu, không thể thay thế của thôn, tổ dân phố - nơi lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đến với từng người dân; vị trí, vai trò của thôn, tổ dân phố trong việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong giai đoạn hiện nay. Qua đó làm sâu sắc tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố các địa phương miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn, quy mô 831.018 ha, với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện trên địa bàn tỉnh