> Sắp chiếu phim 'Sự im lặng' chấn động xứ Hàn
Trước khi giành Oscar Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc, A Separation thắng nhiều giải thưởng tại các LHP khác, đáng kể là Gấu vàng tại LHP Berlin- có tiếng là cổ vũ cho kiểu phim chủ đề lớn nhưng phim nhỏ.
Tác phẩm của đạo diễn nổi tiếng Iran này phá vỡ quy luật đó, khi giám khảo vinh danh bộ phim lớn xuất phát từ chủ đề nhỏ, nhưng điều nó hướng đến chẳng nhỏ bé chút nào.
Nader và vợ Simin xuất hiện ngay đầu phim với màn tranh cãi về vụ ly hôn: Simin muốn đưa con gái Termeh ra nước ngoài sống, còn anh chồng thích ở lại Iran và chăm cho ông bố mắc bệnh Alzheimer.
Rắc rối bắt đầu khi Simin (Leila Hatami) dọn đi, Nader (Payman Maadi) buộc phải thuê người giúp việc Razieh có anh chồng thất nghiệp, nóng nảy Hojjat và dẫn đến cuộc kiện tụng lẫn nhau.
Xem xong phim, có nhà báo thốt lên: Phim đơn giản thế mà Việt Nam không làm được. Tuy không phải bộ phim dễ xem, đổi lại A Separation chứng tỏ tài năng đáng nể của đạo diễn. Từ khâu viết kịch bản, đạo diễn đến sản xuất đều do tay Asghar Farhadi đảm trách.
Câu chuyện đơn giản ban đầu được khai thác triệt để, chặt chẽ. Từng chi tiết đưa ra đều là mắt xích không thể đứt gãy, góp phần xây dựng chân dung của các nhân vật chủ chốt.
Nếu phần đầu phim có chút chậm, thì dần dần khán giả được chứng kiến những xung đột thi nhau nảy sinh: Từ mâu thuẫn của vợ chồng sang mâu thuẫn giai cấp, xã hội, tôn giáo. Mâu thuẫn đẩy cao theo từng mối quan hệ giữa các nhân vật.
Đạo diễn khéo léo cởi nút, dần đưa sự thật ra ánh sáng qua từng điểm nhìn, lí lẽ của mỗi nhân vật: lời khai của Nader, cô giúp việc và ông chồng cùng hai đứa trẻ.
Đặc biệt, nhịp phim nhanh, gấp gáp thậm chí có những lúc khiến người xem đứt hơi theo chuỗi lời nói không ngừng.
Đạo diễn có lần trả lời phỏng vấn nói rằng ông muốn giới thiệu hình ảnh Iran hiện thực. Bối cảnh chủ yếu diễn ra tại căn nhà của Nader và khung cảnh tòa án luôn có hàng dài người xếp hàng chờ.
Diễn xuất của diễn viên cũng là một phần khiến khán giả cảm giác đang xem những thước phim tài liệu về xã hội Iran chân thật, từng ấy con người đang tranh cãi kia thật chẳng có gì đặc sắc, như chuyện cơm bữa ngoài xã hội đó thôi.
Chia ly không đơn giản là rạn nứt trong gia đình, đó còn là khoảng cách ngày càng xa giữa các tầng lớp được đạo diễn nói đến vừa mạnh mẽ, lại cũng đầy tinh tế.
Và ở đây là mâu thuẫn giữa cặp vợ chồng tự do thuộc tầng lớp trung lưu với vợ chồng thuộc diện nghèo, và còn ảnh hưởng rất nặng nề của tư tưởng bảo thủ.
Phim cũng không hẳn chỉ có căng thẳng, người ta còn nhận thấy sự cay đắng của những người tầng lớp dưới vì bị xem thường, dễ buộc tội và tiếng nói ít trọng lượng.
Không riêng LHP Berlin, ngay cả Oscar đôi khi trao giải cũng bị chỉ trích mang màu sắc chính trị. A Separation tất nhiên được giải thưởng vì những công nhận nghề nghiệp đối với đạo diễn, nhưng không thể phủ nhận màu sắc chính trị trong đó.
Bức tranh Iran đương đại có lẽ không còn đúng nếu thiếu hình ảnh những người phụ nữ gắn bó với tấm khăn choàng, bầu không khí căng thẳng chính trị được đưa vào một cách gián tiếp và sức mạnh của đức tin.
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn kinh Koran xuất hiện khá nhiều, góp phần cởi nút câu chuyện: Có lúc hoàn cảnh khiến người ta nói dối, nhưng cuối cùng khi phải thề thốt trên cuốn kinh Koran, họ phải chấp nhận nói sự thật.
Ngoài Thiên mệnh anh hùng và Đam mê của Việt Nam, 12 phim quốc tế còn lại đa phần sản xuất năm 2012: Talgat (Kazakhstan); Shackled Posas (Bị còng tay, Philippines; Song of silence (Bài ca của sự im lặng); Sea shadow (Bóng ma trên biển, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất; Helpless (Vô vọng, Hàn Quốc); Ranjana-I am coming back (Ranjana: Tôi sẽ trở lại, Ấn Độ); Diva (Hongkong); Telegram (Điện tiến, Tajikistan); Hatred (Thù ghét, Iran); Nice to meet you (Nhật Bản); Night of silence (Đêm tĩnh lặng, Thổ Nhĩ Kỳ); Existance (Sự tồn tại, New Zealand).
Toan Toan
Cảnh trong phim Chia ly (A Separation)