Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz để trả đũa những lệnh cấm vận có thể được tung ra nhằm ngăn nước này xuất khẩu dầu mỏ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu nhiều quốc gia ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, bắt đầu từ ngày 4/11/2018.Lệnh cấm vận quy mô lớn này là một phần trong chiến dịch đối đầu mới, gây sức ép chống nước cộng hòa Hồi giáo Iran.
Chuyện Iran đe dọa đóng eo biển Hormuz không phải là điều gì mới mẻ.Trong thực tế, mới nhất là năm 2012, chính quyền của ông Obama đã đối đầu với Iran về chương trình hạt nhân của Tehran. Lúc đó Iran đã đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz và tổ chức tập trận tại đây, khiến Mỹ, Anh, Pháp phải triển khai lực lượng để đối phó. Một năm sau đó, các bên ngồi vào bàn đàm phán và thỏa thuận hạt nhân Iran ra đời với nội dung dỡ bỏ cấm vận chống Iran, đổi lại Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.
Ðòn hy sinh?
Bởi đóng cửa eo biển Hormuz trước tiên ảnh hưởng đến lợi ích của chính Iran. 85% hàng hóa nhập khẩu vào Iran đi qua đây và hầu hết lượng dầu mỏ xuất khẩu của nước này cũng được vận chuyển qua eo Hormuz. Ðóng cửa eo biển này, Iran rất có thể bị các nước láng giềng tấn công, tự cô lập mình trên trường quốc tế. Nhưng vì sao Iran vẫn đe dọa áp dụng chiêu bài này?
Theo chuyên gia bình luận quân sự Edward Chang viết trên National Interest, bằng cách phong tỏa hải lộ nối Vùng Vịnh đầy dầu mỏ với 1/3 lượng dầu mỏ toàn cầu của thế giới hằng ngày di chuyển qua đây, Iran ngay lập tức tạo ra một làn sóng e ngại chiến tranh và khủng hoảng kinh tế. Ðiều này không những khiến giá khí gas tăng lên, mà còn khiến thế giới gây sức ép với chính nước Mỹ. Với số lượng lớn các nước phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ ở Vùng Vịnh, trong đó có dầu từ Iran, Tehran có thể khiến cả thế giới chĩa mũi dùi vào Mỹ vì đã tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Mặc dù Mỹ có năng lực ngăn chặn việc phong tỏa eobiển Hormuz, nhưng điều này rất tốn kém và phức tạp. Iran có thể phong tỏa eo biển này mà không cần triển khai hải quân theo cách hiểu thông thường. Thay vào đó, họ có thể biến Hormuz thành vùng biển không thể qua lại, sử dụng chiến thuật chống thâm nhập, chống tiếp cận. Ví dụ, các bãi thủy lôi khi được triển khai ngay lập tức biến eo biển Hormuz vốn đã rất chật hẹp thành một điểm nghẽn giao thông thực sự. Một số chuyên gia quân sự dự đoán rằng sau đó, Iran sẽ bố trí các hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ, ngăn cản nỗ lực giải tỏa eo biển Hormuz hoặc ngắm bắn trực tiếp vào tàu chiến của kẻ thù, thậm chí là cả tàu dân sự. Lực lượng Vệ binh Cách mạng còn có một đội tàu chiến đông đảo gồm rất nhiều tàu tấn công nhanh, sử dụng chiến thuật “bắn và chạy”… Ở mức cao hơn, Iran có thể nhắm tới các cơ sở của Mỹ và đồng minh ở trong vùng bằng các tên lửa đạn đạo.'