Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của sự gia tăng này ngoài yếu tố di truyền còn do ngày càng nhiều người trẻ bị béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Để phòng ngừa bệnh cũng như việc điều trị bệnh đạt hiệu quả, những người nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc, như nội soi để phát hiện sớm khối u. Một khối u phát triển thành ung thư trực tràng có thể mất từ 10-15 năm, vì vậy việc sàng lọc thường xuyên sẽ sớm phát hiện và loại bỏ khối u trước khi nó phát triển thành ung thư.
Để phòng ngừa ung thư trực tràng, theo các chuyên gia y tế, bạn cần có chế độ ăn lành mạnh như ăn nhiều rau và hoa quả, ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến sẵn; hạn chế đường; tập thể dục đều đặn. Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị ung thư trực tràng, có khối u tiền ung thư và các triệu chứng lâm sàng khác thì bạn dễ bị mắc ung thư trực tràng, vì vậy nên thường xuyên kiểm tra y tế.
Ngoài ra, những người bị viêm loét đại tràng hoặc viêm đường ruột cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, bạn không nên bỏ qua khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ như có máu trong phân, phân đổi màu, đau bụng hay có thay đổi trong thói quen đại tiện.