Sân vận động Maracanã Stadium ở Rio de Janeiro (Brazil) từng là nơi các fan túc cầu trên toàn thế giới mơ ước được đặt chân tới trong World Cup 2014 và Thế vận hội mùa hè Olympic Rio 2016. Giờ đây, cỏ mặt sân Maracanã đã héo úa vì không được tưới tắm. Những hàng ghế trống trơn, xuống cấp tạo nên khung cảnh trái ngược hoàn toàn so với sự hào nhoáng cách đây vài năm. Ảnh: AFP
Cung thể thao dưới nước xập xệ, hoang tàn chỉ nửa năm sau khi Olympic Rio 2016 kết thúc. Ảnh: AFP
Sân golf của Olympic Rio 2016 được xây dựng trên một khu bảo tồn sinh thái, nay bị bỏ rơi, cỏ dại mọc đầy. Ảnh: AFP
Hy Lạp là nơi tổ chức thế vận hội Olympic đầu tiên vào năm 776 TCN. Năm 2004, Hy Lạp may mắn trở thành chủ nhà đăng cai thế vận hội mùa hè Olympic Athens. Tuy nhiên, những cơ sở vật chất được xây dựng để phục vụ Olympic Athens 2004 đã nhanh chóng bị bỏ rơi sau khi sự kiện kết thúc. Tờ Forbes đánh giá những công trình này “xuống cấp nhanh hơn cả các tàn tích còn sót lại từ thời Hy Lạp cổ đại”. Ảnh: Getty Image
Sân bóng mềm Helliniko ở Athens ngập trong cỏ dại. Ảnh: Getty Image
Theo Forbes, Hy Lạp đã chi khoảng 9,5 tỉ USD để đầu tư vào thế vận hội Athens. Ảnh: Getty Image
Sân thi đấu bóng chuyền bãi biển bị bỏ hoang sau thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Ảnh: Reuters
Địa điểm thi đấu kayak cạn nước Olympic Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Nini (trái) và Yingying (phải) – hai trong số năm linh vật của Olympic Bắc Kinh nằm chỏng chơ trong bụi rậm. Ảnh: Getty Image
Làng vận động viên bị bỏ hoang sau thế vận hội Olympic Turin 2006 tại Turin (Ý). Ảnh: Getty Image
Khu phức hợp trị giá 51 tỉ USD được xây dựng để phục vụ thế vận hội Olympic Sochi 2014 tại Nga giờ không khác gì một “thành phố ma”. Ảnh: Daily Mail
Sân vận động Fisht bị dỡ bỏ một phần sau khi được sử dụng đúng 2 lần cho lễ khai mạc và bế mạc thế vận hội Sochi. Ảnh: Daily Mail
Sân vận động Silverdome, nơi từng diễn ra các trận đấu thuộc vòng chung kết World Cup 1994, đã được mua lại chỉ với giá 583.000 USD, tương đương trị giá một căn nhà ở Mỹ. Ảnh: Detroit Free Press
Silverdome thuộc quyền quản lý của Hội đồng thành phố Pontiac, bang Michigan của Mỹ. Ảnh: Detroit Free Press
Thành phố Pontiac buộc phải bán sân vận động này do tình hình tài chính eo hẹp, thành phố không đủ ngân sách mỗi năm khoảng 1,5 triệu USD để duy trì sân vận động. Ảnh: Detroit Free Press
Qatar – một đất nước nhỏ bé ở Vùng Vịnh hiện đang đối mặt với nguy cơ mất quyền đăng cai World Cup 2022 sau khi bị một loạt nước cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Trước đó, Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022 trong một làn sóng tranh cãi lớn bởi đất nước này có diện tích nhỏ bé, khả năng hậu cần hạn chế và không có dấu ấn đặc biệt gì trong nền bóng đá thế giới. Chưa kể, Qatar có khí hậu vô cùng khắc nghiệt vào mùa hè – thời điểm diễn ra VCK World Cup.
Bất chấp điều đó, Qatar khẳng định sẽ chi số tiền khổng lồ hơn 200 tỷ USD để xây dựng 9 SVĐ mới và cải tạo ba sân khác với hệ thống làm mát riêng biệt, cũng như nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup 2022.