H-6K được nhận vào trang bị không quân Trung Quốc vào năm 2011. Nhờ tầm bay của mình và tầm bắn của tên lửa hành trình, H-6K có thể tấn công các căn cứ Mỹ ở Okinawa và Guam.
H-6K được lắp động cơ cải tiến, mạnh hơn là D-30KP2 của Nga, nhờ đó, tầm bay của máy bay đã tăng lên đến 3.5000 km. Máy bay được trang bị thiết bị điện tử hàng không do Trung Quốc phát triển, trong đó có cả radar. Thân máy bay sử dụng nhiều vật liệu nhẹ và vật liệu composite.
Bán kính chiến đấu của H-6K của khoảng 3.500 km, mục tiêu chiến lược của nó đạt được 4000 km đến 5000 km. Thực hiện cuộc tấn công sâu, ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, có thể tới đảo Okinawa, tấn công sâu vào Guam, và thậm chí có thể đe dọa đến đảo Hawaii, nơi đặt các căn cứ quân sự của Mỹ.
H-6K có khả năng phóng tên lửa hành trình CJ-10A nặng 2 tấn, tốc độ đến 2.500 km/h, tầm bắn gần 2.000 km. H-6K chở được 12 tấn vũ khí. Máy bay này thực hiện chuyến bay đầu vào năm 2007.
Với quan điểm chiến lược về các hệ thống hàng không không người lái trinh sát/tấn công, máy bay ném bom H-6K có thể hoạt động suốt ngày đêm và nhanh chóng cất cánh bay ra tây Thái Bình Dương để tấn công đối phương.
Hiện, Không quân Trung Quốc có gần 200 máy bay ném bom H-6, trong đó có gần 100 chiếc trong lực lượng thường trực. Theo thông tin không chính thức, Trung Quốc dự định trang bị không quá 20 H-6K.
Theo các chuyên gia quân sự, sự xuất hiện của H-6K đã giúp lực lượng không quân chiến lược vượt lên ở vị trí thứ hai xét về tầm quan trọng (chỉ sau khi Quân đoàn Pháo binh số hai - đơn vị tên lửa chiến lược trên đất liền của quân đội Trung Quốc) và chiếm lĩnh vị trí của hạm đội tàu ngầm.
An Huy
theo Strategypage