Theo đó, TPHCM đề xuất cho phép UBND các cấp được sử dụng các thiết bị có sẵn như camera, camera giao thông, camera giám sát an ninh trật tự tại các địa phương để phát hiện các hành vi xả rác, tiểu tiện sai nơi quy định.
Đồng thời, các cơ quan này được sử dụng những hình ảnh vi phạm vệ sinh nơi công cộng được ghi nhận từ các thiết bị trên để làm căn cứ xử phạt đối tượng vi phạm.
Ngoài ra, TPHCM còn đề xuất sẽ thí điểm cho cắt điện, cắt nước các công đoạn sản xuất trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả về bảo vệ môi trường.
Trước đó, Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 25/8/2022.
Tuy nhiên, trong nghị định này đã không có phần quy định về phạt nguội dẫn tới khó khăn cho các ngành chức năng khi không thể theo dõi để phát hiện và xử phạt trực tiếp với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 25 của Nghị định 45 đã quy định việc xử phạt vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng…
Bị nhắc tiểu bậy, đối tượng rút dao đâm chủ nhà trọng thương
18/11/2022